Nghịch lý đang diễn ra trong việc xây dựng tái định cư ở Hà Nội khi dự án mới vẫn đang được khẩn trương thực hiện nhưng nhiều tòa nhà đã xây dựng xong lại bỏ trống hoặc ít người đến ở.
Mới đây,àNộiNhiềukhutáiđịnhcưchưacóngườiởpau đấu với bastia Công ty CP xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) đã đề xuất TP. Hà Nội cho phép phá bỏ toàn bộ 3 toà nhà tái định cư thuộc Khu đô thị mới Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) sau 10 năm xây dựng nhưng không có người ở. Đề xuất này của Hanco3 đang tạo ra những ý kiến trái chiều, đặc biệt là câu hỏi về hiệu quả trong quá trình đầu tư xây dựng tái định cư ở Hà Nội.
Liên quan tới việc 3 tòa nhà với 150 căn hộ khu tái định cư Sài Đồng đã bỏ hoang 10 năm, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, có cả trách nhiệm của chủ đầu tư và của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đây là dự án có vốn của doanh nghiệp nên trước hết, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư trong triển khai dự án và phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng.
Một nghịch lý đang diễn ra trong việc xây dựng tái định cư ở Hà Nội hiện nay là dù Thành phố vẫn đang khẩn trương xây dựng các dự án mới, nhưng các tòa nhà dành cho mục đích tái định cư đã xây dựng xong trước đây lại bỏ trống hoặc người đến ở ít. Đơn cử như khối tòa nhà tái định cư 4A Tạ Quang Bửu (Hai Bà Trưng) khang trang vẫn bị bỏ hoang gần 10 năm nay.
Tọa lạc tại “khu đất vàng” thuộc phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được xây dựng từ những năm 1995, 1996 với khoảng 154 căn hộ, thế nhưng đến nay, công trình vẫn vắng bóng người dân tới ở.
Chủ đầu tư nhà tái định cư 4A Tạ Quang Bửu là Công ty cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà. Một dự án với 154 căn hộ, nhưng sau gần 10 năm vẫn chưa thể đi vào hoạt động, hàng trăm hộ dân vẫn chưa thể vào ở trong căn hộ tái định cư của mình. Tình trạng này gây lãng phí rất lớn ngân sách của Thành phố, đồng thời nếu không đưa vào sử dụng, duy tu bảo dưỡng thì chỉ trong vài năm tới, tòa chung cư này sẽ xuống cấp trầm trọng.
Cũng nằm trên "đất vàng" của Thủ đô, khu tái định cư Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội), với 4 tòa CT2A, CT2B, CT2C và CT3 về cơ bản đã hoàn thiện, song số người dân về ở còn lác đác.
Những dãy nhà san sát nhau nhưng thiếu vắng bóng người trên các căn hộ.
Dự án tái định cư Hoàng Cầu do UBND quận Đống Đa làm chủ đầu tư với đơn vị đại diện là Ban quản lý dự án quận. Dự án xây dựng quỹ nhà tái định cư cho nhà di dân giải phóng mặt bằng ao Hoàng Cầu theo quyết định phê duyệt ngày 31/10/2011 của UBND TP. Hà Nội.
Nhiều rao bán căn hộ suất ngoại giao được giới thiệu cụ thể, với giá bán rất cao từ 29 - 30,5 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá gốc của những căn tái định cư này chỉ từ 14,5-16 triệu đồng/m2.
Nằm ngay sau Khu đô thị Times City, 2 tòa nhà tái định cư Sống Hoàng tại ngõ 13 Lĩnh Nam (phường Mai Động, Hoàng Mai) đã được xây dựng nhiều năm nhưng vẫn trong tình trạng ế khách.
Sau nhiều năm bỏ hoang, tòa nhà A1 tái định cư Sống Hoàng đã cho người có nhu cầu thuê ở.
Khung cảnh quanh khu tái định cư này luôn nhếch nhác, ngổn ngang cỏ cây...
Đây cũng là điểm tập kết rác thải và ổ dịch sốt xuất huyết vừa qua của quận Hoàng Mai.
Cũng nằm tại quận Hoàng Mai, khu tái định cư Vĩnh Hoàng (nằm tại KĐT Vĩnh Hoàng) với 3 tòa chung cư đã hoàn thiện nhưng vẫn thưa người tới ở.
Đặc biệt, tại tòa CT2A khu tái định cư Vĩnh Hoàng chưa có người ở và đang được rào chắn như một công trình bỏ hoang.
Tại tòa CT1A -CT1B lượng căn hộ đã có người ở cũng chỉ lác đác.
Cảnh tượng hoang vắng, đìu hiu tại khu tái định cư cao tầng hiện đại.
Trên đường Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) một số dự án nhà ở tái định cư vẫn đang được xây dựng rầm rộ.
Đối diện các dự án đang xây dựng là khu tái định cư Đền Lừ. Đây là nơi tập trung một lượng quỹ nhà ở xã hội lớn ở Hà Nội.
Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng được khoảng 5-10 năm nhưng đã rơi vào tình trạng xuống cấp, nhếch nhác.
Thực tế, công tác đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư luôn được thành phố quan tâm xem xét, tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ cùng chất lượng xây dựng kém đã tạo thành những quan niệm xấu về nhà tái định cư. Hình ảnh nhà sụt lún, mất nước, thang máy hỏng... đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều hộ dân sống trong những khu nhà tái định cư như khu Nam Trung Yên, Đền Lừ, Mễ Trì Thượng… chỉ sau ít năm đi vào sử dụng. Liên quan tới thực trạng các khu tái định cư vắng người ở, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) phân tích, theo quy định của pháp luật là phải có nhà cho người dân rồi mới có thể di chuyển người dân để giải phóng mặt bằng. Như vậy, nếu làm trước được các khu nhà ở cho người dân là tốt. Tuy nhiên, lý do khiến nhà tái định cư bỏ trống là không phù hợp với điều kiện sinh hoạt của những người giải phóng mặt bằng. Ví dụ, người trong diện giải phóng mặt bằng ở quận Tây Hồ nhưng lại bố trí tái định cư tận Hà Đông, hay giải phóng mặt bằng ở Mỹ Đình nhưng đưa người dân tái định cư sang Gia Lâm… đi vài chục cây số mới tới nơi thì không phù hợp, nên người dân không nhận tái định cư hoặc có nhận thì cũng không ở. Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cho rằng, cần thực hiện theo Luật Nhà ở, dần dần tiến tới thị trường hóa lĩnh vực tái định cư, đền bù bằng tiền thỏa đáng, có sẵn vị trí mua được nhà phù hợp với điều kiện của người dân. |
Theo Realtimes
UBND TP.Hà Nội vừa đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặt hàng nhà thương mại để làm quỹ tái định cư. Dự kiến, từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ đặt hàng 22.300 căn hộ.