Ngày 4-11,ịquyếtthểhiệntưduyđổimớicủaĐả
keo nha cai 5.net Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội).Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị là Nghị quyết đầu tiên, mang tính đột phá và thể hiện tư duy đổi mới của Đảng, Nhà nước về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
Ðoàn kiều bào về tham dự lễ diễu hành Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Cùng với chính trị, kinh tế và văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài tạo thành 4 trụ cột quan trọng của công tác đối ngoại. Các cấp, ngành cần phải nhận thức sâu sắc, việc thực hiện Nghị quyết là công việc của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Vì vậy, các đại biểu dự hội nghị cần tập trung thảo luận những kết quả đã đạt được, đồng thời thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn tồn tại, biện pháp khắc phục và phương hướng triển khai Nghị quyết có hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới. Phó Thủ tướng cũng gợi ý những vấn đề các đại biểu cần tập trung thảo luận là tổ chức, xây dựng chính sách, các biện pháp cụ thể để công tác triển khai thực hiện Nghị quyết đạt được chuyển biến toàn diện về chất, Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, có sức hút mạnh hơn đối với các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân. Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh, hội nghị cần thảo luận về cách thức đấu tranh mạnh mẽ hơn đối với tư tưởng thù địch, chống phá cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Thảo luận về phương hướng, giải pháp chủ yếu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết, các đại biểu nhất trí cần nhận thức sâu sắc rằng kiều bào là bộ phận máu thịt của dân tộc, là đối tượng công tác dân vận đặc biệt. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi, cũng như hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để bà con xây dựng cuộc sống ổn định và hướng về đất nước. Để tạo bước đột phá trong xây dựng chính sách, trước mắt cần tập trung nghiên cứu đề xuất việc xây dựng "Pháp lệnh về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài" nhằm bảo đảm thực thi nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết 36 cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với kiều bào; đồng thời kiến nghị sớm xem xét triển khai thực hiện Đề án "Chính sách, biện pháp thu hút chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài xây dựng đất nước."Các đại biểu cũng thống nhất cần có chiến lược công tác xây dựng và phát triển hội, đoàn với phương châm "nơi nào có kiều bào, nơi đó có tổ chức." Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại hướng tới kiều bào và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với thế giới cần tiếp tục được đổi mới, điển hình là việc sớm đưa VTV4 vào internet, tạo điều kiện cho các kênh truyền hình khác phát ra nước ngoài nhằm đa dạng hóa nguồn thông tin. Xác định việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài là rất cần thiết, góp phần tạo nên những bước chuyển lớn trong công tác vận động cộng đồng, cũng như hỗ trợ việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hội nghị đã nhất trí kiến nghị Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giáo viên ở trong nước đi dạy tiếng Việt cho cộng đồng, đặc biệt là những địa bàn khó khăn như Lào, Campuchia, Thái Lan. Hàng năm cấp một số học bổng cho con em kiều bào về nước học tập, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Việt kiều và mở các lớp học tiếng Việt vào các dịp hè cho con em kiều bào về nước học tập... Báo cáo 6 năm thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và hơn 10 tham luận của các bộ, ngành, địa phương trình bày tại hội nghị đã khẳng định, người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. Qua quá trình thực hiện Nghị quyết đã có bước chuyển biến quan trọng về tư duy cũng như hành động trong các cấp, các ngành, trong dư luận nhân dân về công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Công tác xây dựng chính sách, bảo hộ kiều bào được chú trọng, công tác vận động cộng đồng được tăng cường. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tin tưởng vào công cuộc đổi mới, xu hướng đồng thuận và ủng hộ công cuộc phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ngày càng tăng. Hiện có gần 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có gần 400.000 người có trình độ đại học trở lên. Trung bình hàng năm có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước, trong đó khoảng 300 chuyên gia, trí thức về làm việc và hàng nghìn người về tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh. Cả nước hiện có trên 3.200 dự án của kiều bào đầu tư với tổng số vốn gần 5,7 tỷ USD. Lượng kiều hối gửi về nước tăng trung bình từ 10-15%/năm. Riêng năm 2007 là 6,7 tỷ USD; năm 2008 là 7,4 tỷ USD; năm 2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu, lượng kiều hối là 6,8 tỷ USD. Trong 6 năm qua, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên tổ chức các hoạt động lớn như chương trình Xuân quê hương vào dịp Tết Nguyên đán; mời kiều bào về dự Quốc giỗ vua Hùng; tổ chức lấy ý kiến kiều bào đóng góp cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng; giới thiệu đại biểu kiều bào tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII. Năm 2009, Ủy ban đã tổ chức thành công Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất; phối hợp thúc đẩy sự ra đời của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài. Năm 2010, Ủy ban đã tổ chức kiều bào về dự Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, "Trại hè Việt Nam 2010"...Đặc biệt, trước những đau thương, mất mát của đồng bào miền Trung trong hai đợt lũ lụt vừa qua, thông qua Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức đoàn thể khác, kiều bào đã quyên góp được gần 15 tỷ đồng, góp phần cùng cả nước hỗ trợ đồng bào miền Trung nhanh chóng khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.Theo TTXVN
Tác Giả:Thể thao