Các bác sĩ khoa Phẫu thuật thẩm mỹ,égáiHàNộituổiđaubụngdữdộidomàngtrinhkhôngthủbong da 365 tạo hình và hàm mặt, BV E vừa phẫu thuật thành công cho bé gái 12 tuổi ở Hà Nội bị dị tật âm đạo bẩm sinh.
ThS.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa cho biết, cách đây 2 tháng, bé gái đau nhiều vùng hạ vị, đau từng cơn, đã được gia đình đưa đi khám sản khoa. Bác sĩ phát hiện có hiện tượng ứ máu kinh trong âm đạo và buồng tử cung nên đã chích rạch màng trinh để giải phóng máu kinh.
Tuy nhiên, tình trạng trên tái diễn trở lại nên bé được đưa đến BV E thăm khám. Kết quả lần khám thứ 2 cho thấy phần màng trinh được chích rạch lần 1 đã liền lại như cũ, máu kinh tiếp tục ứ đọng trong âm đạo.
BS Minh cùng ekip phẫu thuật sửa lỗi tạo hoá cho bệnh nhi
Theo BS Minh, thông thường các bác sĩ sản khoa sẽ rạch màng trinh theo hình chữ thập để làm thoát máu kinh, hiếm có trường hợp bị dính lại. Riêng bé gái này, đoạn sau màng trinh là đoạn âm đạo hẹp dài 18 mm nên sau chích rạch đoạn này đã bị dính lại.
Màng trinh là một màng mỏng nằm chắn ngang qua cửa âm đạo và thường có hình dạng vòng tròn như chiếc nhẫn với một hoặc nhiều lỗ nhỏ ở giữa.
Tuy nhiên bé gái này gặp dị tật màng trinh không thủng, tức là khi đến tuổi dậy thì máu kinh không thoát ra ngoài được gây bế kinh dẫn đến các cơn đau dữ dội vùng hạ vị.
Ca phẫu thuật được diễn ra ngày 12/5, bác sĩ vừa thực hiện mở rộng đường âm đạo lấy sạch máu ứ, vừa bóc tách rộng xung quanh phần cổ hẹp, tận dụng niêm mạc âm đạo từ phía trong xoay các vạt niêm mạc âm đạo để che kín phần ống hẹp đã được mở rộng để tránh dính lại.
Sau khi lỗ vào đã rộng rãi, bác sĩ đặt 1 khuôn nong nhỏ bằng silicon trong vòng 1 tuần để tránh tái dính và hẹp lại, ngoài ra có thể dễ dàng vệ sinh bơm rửa qua ống nong lòng rỗng nói trên.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn và dự định sẽ ra viện sau 7 ngày. Bệnh nhân có thể sử dụng khuôn nong trong vòng 3 tháng và sử dụng các khuôn nong có kích thước lớn dần để duy trì chức năng phụ nữ sau này.
Từ trường hợp của bé gái, BS Minh khuyến cáo, các gia đình có bé gái đang ở độ tuổi dậy thì phải đặc biệt chú ý đến chu kì kinh nguyệt của trẻ xem có đều đặn hay bất thường.
Khi đến tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt, các bậc phụ huynh cần đưa con đi khám sản khoa để có thể phát hiện 1 trong 2 dị tật sau:
Thứ nhất, dị tật bẩm sinh không có âm đạo và tử cung (Hội chứng MRKH) thường thì sẽ vẫn có buồng trứng. Bệnh nhân phát triển hoàn toàn bình thường nhưng không có kinh nguyệt, không có triệu chứng đau đớn.
Các trường hợp này sẽ phải phẫu thuật tạo hình âm đạo, bệnh nhân vẫn có thể có thiên chức làm mẹ, làm vợ bình thường.
Thứ hai, dị tật màng trinh không thủng hoặc hẹp/dính phần đầu của âm đạo với tỉ lệ 1/1.000 bé gái. Bệnh nhân có kinh nguyệt nhưng không thoát ra ngoài được gây các cơn đau dữ dội từng cơn tại vùng hạ vị. Bác sĩ sẽ cần chích rạch màng trinh hoặc có thể phải tạo hình phần đầu âm đạo.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sinh hoạt tình dục, mang thai và sinh em bé như những phụ nữ bình thường và khỏe mạnh.
Thúy Hạnh
- Cô gái lớn lên xinh xắn nhưng ngoài 20 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt. BS kết luận, cô không có tử cung và âm đạo.