Chùa Keo (Duy Nhất,ôichùagỗlimgầntuổiđượccoilàbảovậtvôgiáởTháiBìkèo nhà cái 2 Vũ Thư, Thái Bình) có tuổi đời gần 400 năm. Theo tài liệu, chùa được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632. |
Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được ví như bảo vật quốc gia. Khuôn viên chùa rộng khoảng 58.000m2. Ban đầu, chùa gồm 21 công trình với 157 gian nhưng hiện nay chùa Keo chỉ còn 17 công trình với 128 gian xây dựng theo kiến trúc "nội công, ngoại quốc". Trong khuôn viên chùa có 3 hồ lớn. |
Chùa có mô hình "tiền Phật, hậu Thánh". Khu thờ Phật gồm: Chùa ông Hộ, tòa thiêu hương và điện Phật. Phía trong là khu thờ Thánh Thiền sư Không Lộ. Ngoài ra, chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế lễ thời Lê. |
Hai dãy hành lang, mỗi bên có 33 gian được gọi là "Tả vu, hữu vu" là nơi chuẩn bị đồ cúng lễ, dâng hương... |
Ngôi chùa quay mặt ra hướng nam với điểm đầu là Tam quan ngoại và điểm cuối là Gác chuông. |
Toàn bộ ngôi chùa được làm từ gỗ lim, không sử dụng đinh tán mà chỉ dùng mộng gỗ ghép lại với nhau. Mặc dù vậy, qua mấy trăm năm, kết cấu của chùa vẫn rất chắc chắn. Các cột đỡ, vì kèo được nghệ nhân xưa chạm khắc bầy rồng con quyện lấy nhau. |
Chùa được xây dựng bằng khối lượng gỗ đồ sộ. Để tập trung được lượng gỗ này về đây, dân làng phải mất rất nhiều năm. Theo Đại Đức Thích Thanh Quang - trụ trì chùa Keo: "Từ lúc chuẩn bị nguyên vật liệu đến lúc hoàn thiện chùa là 21 năm. Tức là mất 19 năm chuẩn bị và 2 năm xây. Ngày xưa gỗ được lấy từ các miền ngược như: Lào Cai, Yên Bái... Người dân vận chuyển vất vả về dưới xuôi bằng thuyền, bè và trâu, ngựa. Cả năm mới vận chuyển về được một ít. Qua nhiều năm, nhân dân mới tích đủ số gỗ cần dùng". |
Mái chùa được lợp ngói vảy cá mềm mại. Các góc mái theo kiến trúc đao góc, uốn cong chạm trổ hình rồng, phượng, cá chép hóa rồng... |
Gác chuông 3 tầng cao hơn 11m là điểm nhấn của ngôi chùa với bộ khung được kết cấu bởi gần 100 con sơn chồng lên nhau. Người ta gọi đó là 100 đầu voi liên kết bằng mộng gỗ, nâng đỡ 12 mái ngói cong thanh thoát. Tầng một treo khánh đá và chuông đồng đúc thời Lê Hy Tông (1686). Hai tầng trên treo chuông nhỏ. |
Con đường xanh mát trong khuôn viên chùa. Năm 2012 chùa Keo Thái Bình được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2017 Lễ hội chùa Keo cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. |
Chiếc thuyền rồng tượng trưng cho nghề chài lưới ở khu vực sông Hồng - chảy qua đất Thái Bình và cũng tượng trưng cho nghề Đức Thánh Thiền sư Không Lộ làm thuở hàn vi. "Công tác bảo tồn cũng như phát huy các giá trị văn hóa của chùa Keo được Ban quản lý Di tích, UBND huyện và xã rất quan tâm. Đặc biệt, nhân dân trong vùng luôn có ý thức giữ gìn cho chùa khang trang sạch sẽ, thường xuyên cắt cử người đến quét dọn. Ngoài các hoạt động Phật sự, chùa còn thành lập Ban từ thiện, chuyên giúp đỡ người khó khăn tại các địa phương trong cả nước. Mỗi năm nhà chùa cùng nhân dân tổ chức 2 chuyến trao quà từ thiện, một chuyến đi xa và một chuyến đi gần", Đại Đức Thích Thanh Quang - trụ trì chùa Keo chia sẻ. |
Chùa Kyaikhtiyo nổi tiếng ở Myanmar vì kiến trúc kỳ lạ và vị trí đặc biệt. Dù nhìn như sắp đổ, ngôi chùa này vẫn trụ vững suốt 2.500 năm qua.