Nhiều sự kiện giáo dục đáng chú ý trong tuần liên quan tới những “tinh hoa” của nền giáo dục.
Từ câu chửi bậy lộ chân tướng giáo sư đại học ma
Từ một Clip ghi lại cuộc trò chuyện giữa 2 người đàn ông có mâu thuẫn về chuyện tiền nong,áoviênbịđiềuđitiếprượuhiệutrưởngnhảybànchửihọcviêcá độ bóng đá live những thông tin liên quan tới học hàm, học vị của ông Phan Văn Hưng, Hiệu trưởng của Học viện Kinh tế sáng tạo (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) được dân mạng và báo chí “săn tìm”.
Nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao một người trẻ như ông Phan Văn Hưng (sinh năm 1986) lại có chức danh giáo sư và chức danh đó đến từ đâu.
Trên website của Học viện Kinh tế sáng tạo, ở mục giảng viên - quản lý giới thiệu về ông Phan Văn Hưng trình độ học vấn: Tiến sĩ Kinh doanh, cử nhân Hàn Quốc học. Đặc biệt, ông Hưng còn giới thiệu mình là Giáo sư danh dự ĐH Southwest America (Hoa Kỳ).
Bằng tiến sĩ ở nước ngoài của ông Phan Văn Hưng từng được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) công nhận tương đương văn bằng. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: “Ông Hưng đã đến Cục để làm các thủ tục công nhận văn bằng trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ở Hàn Quốc và đủ các điều kiện để công nhận văn bằng đó tại Việt Nam”.
Tuy nhiên, Trường ĐH Southwest America, trường mà ông Hưng giới thiệu mình là giáo sư danh dự, là một trong số những trường ĐH đã bị liệt vào danh sách 21 trường đại học “ma” tại Mỹ được đưa ra từ năm 2010.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) cho hay: “Theo quy định ở Việt Nam, người có chức danh giáo sư phải được Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn và sau đó được một trường đại học bổ nhiệm”.
Ông Hưng cũng cho biết, hiện Bộ GD-ĐT cũng đã biết trường hợp này và đang cho thanh tra, kiểm tra dịch vụ tư vấn du học mà trung tâm này đang triển khai để có hướng xử lý.
Đào tạo tiến sĩ quá rẻ?
TS Phan Văn Hưng (ảnh cắt từ clip báo Giáo dục Việt Nam)
Cũng là một sự tình cờ, khi việc truy tìm bằng cấp của ông Phan Văn Hưng đang… sôi nổi, thì một buổi tọa đàm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ đã được Bộ GD-ĐT phối hợp với báo Tuổi Trẻ TP.HCM tổ chức sáng ngày 10/11.
Tại đây đã có nhiều ý kiến về quy trình đào tạo tiến sĩ. Đáng chú ý có nhận định rằng chưa có nước nào đào tạo tiến sĩ rẻ như Việt Nam.
GS Nguyễn Đình Đức cho rằng, việc nâng chuẩn đào tạo tiến sĩ cần phải có lộ trình để các cơ sở thích ứng. Theo ông Đức, mấu chốt trong vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ là vấn đề cơ sở vật chất và kinh phí.
Ông Đức cho biết, ở ĐHQG Hà Nội kinh phí cho đào tạo 1 NCS 1 năm chỉ 18 triệu đồng là quá thấp. Hiện tại, nhiều em giỏi đi học nước ngoài là không về nữa.
Do đó, NCS đi học phải được cơ quan trả tiền sau đó phải về phục vụ cho cơ quan. Trong khi đó, các trường cần được tháo gỡ trong cơ chế thu học phí cũng như đầu tư kinh phí.
GS Trần Văn Nhung cũng cho rằng, chưa quốc gia nào đào tạo rẻ như vậy. Theo GS Nhung, ngoài việc chia sẻ với lo lắng của xã hội về chất lượng đào tạo tiến sĩ, Bộ GD-ĐT cùng các cơ sở đào tạo cũng phải có trách nhiệm giải thích rõ những bất cập hiện tại trong điều kiện đào tạo tiến sĩ, cần tăng cường đầu tư mạnh mẽ hơn cho bậc đào tạo này…
Học sinh giỏi… nói dối
Thí sinh Đặng Thị Huyền
Đặng Thị Huyền từng thi THPT quốc gia 2016 được 27,5 điểm, đoạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, song do không biết thông tin, cô gái dân tộc thiếu số tại tỉnh miền núi Hà Giang vẫn trượt đại học.
Sau khi về tham dự lễ tuyên dương học sinh giỏi các tộc thiểu số, Huyền đã tranh thủ kêu cứu về trường hợp của mình. Tuy nhiên, em cũng đã phải thừa nhận lỗi của mình trong việc này là để số điện thoại không liên lạc được – điều mà em đã không viết trong đơn kêu cứu.
Bộ GD-ĐT đã gửi công văn đề nghị Trường ĐH Luật Hà Nội căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của gia đình thí sinh và ý kiến đề nghị của Sở GD-ĐT Hà Giang để xem xét, tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học ngành thí sinh đã trúng tuyển.
Trường ĐH Luật Hà Nội đang xem xét trường hợp của Huyền.
Giám đốc Sở, UBND bị kiện
Ông Nguyễn Anh Ngọc đại diện cho nhà thầu Anh Đức - Sao Mai khởi kiện giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An ra tòa
Vụ kiện thứ nhất là Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, bà Nguyễn Thị Kim Chi, bị một doanh nghiệp kiện vì cho rằng kết quả đấu thầu gói cung cấp thiết bị dạy học ngoại ngữ cho các trường THPT và THCS trên đại bàn tỉnh Nghệ An chưa công bằng, minh bạch.
Tới chiều ngày 10/11, lãnh đạo Trường ĐH Hoa Sen đã gửi đơn kiện vụ án hành chính đối với quyết định của UBND TP.HCM về việc công nhận HĐQT Trường ĐH Hoa Sen lên Tòa án Nhân dân TP.HCM.
Người khởi kiện là ông Trần Văn Tạo, Chủ tịch HĐQT, Bà Bùi Trân Phượng và ông Đỗ Sỹ Cường, thành viên HĐQT.
Người kị kiện là UBND TP.HCM, tại địa chỉ 86 Lê Thánh Tôn, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Trung Đức, thành viên HĐQT.
Đối tượng khởi kiện là “Quyết định của UBND TP.HCM về công nhận HĐQT Trường ĐH Hoa Sen được bầu tại ĐHCĐ bất thường ngày 2/8/2014 nêu tại quyết định số 5891 của UBND thành phố ngày 9/11/2016.
Phía khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết xem xét và tuyên hủy toàn bộ quyết định của UBND TP.HCM về việc công nhận HĐQT Trường ĐH Hoa Sen được bầu tại ĐHCĐBT ngày 2/8/2014 nêu tại quyết định số 5891 của UBND thành phố ngày 9/11/2016.
Ngoài khởi kiện UBND TP.HCM, lãnh đạo Trường ĐH Hoa sen cũng yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với UBND TP.HCM là tạm dừng thực hiện việc công nhận HĐQT và Chủ tịch ĐHQT Trường ĐH Hoa Sen nhiệm kì 2012-2017 được bầu tại ĐHCĐBT ngày 2/8/2014…
Phụ huynh xin giải tán trường, thanh tra Bộ vào cuộc
Một ngôi trường quy mô không lớn, nhưng cũng đã khiến Thanh tra Bộ GD-ĐT phải vào cuộc: Việc thanh tra Trường ĐH Tân Tạo được tiến hành từ ngày 10/11.
Nội dung thanh tra sẽ là kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng của Trường ĐH Tân Tạo và các vấn đề khác.
Trước đó, 70 phụ huynh và sinh viên Khoa Y, Trường ĐH Tân Tạo (Long An) đã đồng loạt gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh Long An xin giải thể trường và xin chuyển trường cho con.
Sinh viên Trường ĐH Tân Tạo cũng đã phản ánh việc trường tăng thêm hàng chục triệu học phí, cấp bằng không đúng quy định…
Giáo viên bị điều đi tiếp khách, lãnh đạo bảo do nhiệm vụ chính trị
Tới cuối tuần vừa qua, dư luận lại hướng sự chú ý vào việc hàng chục giáo viên ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bị điều đi tiếp khách trong các sự kiện, hội nghị xúc tiến đầu tư, liên hoan dân ca ví dặm được tổ chức trên địa bàn trong thời gian trước đó.
Cụ thể, tại hội nghị xúc tiến đầu tư diễn ra từ ngày 12/8 – 14/8/2016, UBND thị xã Hồng Lĩnh điều động 44 cán bộ viên chức, trong đó có 20 giáo viên. Liên hoan Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh đã huy động 21 giáo viên tham gia.
Một số giáo viên cho rằng việc bị điều đi tiếp khách là sai mục đích công việc của mình, ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân...
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh (HàTĩnh) cho rằng việc chính quyền điều giáo viên tiếp khách là do nhiệm vụ chính trị. Ông này còn khẳng định “Nếu hiểu đúng bản chất, việc điều động này không vấn đề gì cả, mọi việc đều trong sáng. Sắp tới, nếu có sự kiện lớn tại địa phương, chúng tôi sẽ tiếp tục điều động".
Ngân Anh tổng hợp