Đài Tiếng nói Trung Quốc nhận được phản ánh nhiều trường công lập ở quận Đại Túc (Trùng Khánh) 'trống' giáo viên thời gian qua. Nguyên nhân,ơngiáoviêncônglậpmộtquậnđồngloạttháochạysangtrườngtưkeo nhà cai tv do hơn 250 giáo viên các trường công của quận cùng 'tháo chạy' sang cơ sở tư nhân (Tập đoàn giáo dục tư thục Thành Nam) giảng dạy.
Tập đoàn giáo dục tư thục Thành Nam (quận Đại Túc) gồm các trường: Tiểu học, THCS và THPT Thực Nghiệm Thành Nam; Tiểu học và THCS Đông Tự Thành Nam...
Nhiều người dạy ở các cơ sở khác nhau của tập đoàn này chia sẻ, họ đều là giáo viên công lập. Các giáo viên công lập sang trường tư dạy cho biết: "Mức lương cơ bản chúng tôi nhận từ nguồn tài chính địa phương cộng với hiệu suất công việc do Tập đoàn giáo dục tư thục Thành Nam chi trả".
Về nguyên tắc, giáo viên công lập không được dạy ở trường tư. Tuy nhiên, thực tế nhiều giáo viên quận Đại Túc không tuân thủ quy định. Dẫn đến loạt trường công trong quận vắng bóng giáo viên thời gian qua. Điều này gây ra không ít tranh cãi.
Phản hồi thông tin trên, đại diện Ủy ban Giáo dục TP Trùng Khánh cho biết: "Chúng tôi ghi nhận các vấn đề được nêu trong báo cáo và sẽ thành lập đội điều tra xác minh".
Để kịp thời xây dựng kế hoạch khắc phục, cơ quan này lập tức chỉ đạo Phòng Giáo dục quận Đại Túc tiến hành kiểm tra sơ bộ. Sau đó, Ủy ban Giáo dục TP có trách nhiệm xác minh và hướng dẫn xử lý vụ việc.
Ngày 16/11, đại diện Phòng Giáo dục quận Đại Túc cho biết: "Hơn 250 giáo viên công lập của quận đang giảng dạy cho 4.352 học sinh tại các cơ sở khác nhau của Tập đoàn giáo dục tư thục Thành Nam".
Trước mắt, cơ quan này sẽ xây dựng lộ trình cụ thể để rút hơn 250 giáo viên công lập khỏi các trường tư thục có trật tự, triệt để. Nhận trách nhiệm khi để xảy ra sự việc, đại diện phòng giáo dục quận đưa ra biện pháp cụ thể và thời gian khắc phục sớm nhất theo chỉ đạo của các Bộ, Uỷ ban Giáo dục quốc gia và Uỷ ban Giáo dục TP Trùng Khánh.
Bước tiếp theo, Phòng Giáo dục quận Đại Túc tuân thủ quy định và yêu cầu liên quan giữa các bên để giải quyết vụ việc ổn thoả nhằm đảm bảo giáo viên vẫn nhiệt tình trong công việc, đồng thời không để ảnh hướng đến việc tuyển sinh và chất lượng giáo dục tại quận thời gian tới.
Để làm được điều này, quận Đại Túc cần tăng cường sử dụng tổng thể các nguồn lực giáo dục. Đại diện phòng giáo dục này nêu quan điểm, việc các cơ sở tư nhân dễ dàng 'chiếm dụng' nguồn giáo viên trường công do vốn đầu tư vào nguồn lực giáo dục không đủ và phân bổ chưa đồng đều.
Giám đốc Phòng Giáo dục quận Đại Túc, ông Trần Duy Tuyền, cho biết dưới sự chỉ đạo của các ban, ngành liên quan sẽ nghiêm túc giải quyết các vấn đề trong thời gian sớm nhất.
Hiện tại, vụ việc nhận về không ít ý kiến trái chiều. Một bộ phận nhận định, đây không chỉ là vấn đề giáo viên trường công 'chạy' sang tư, còn liên quan đến các quy định về giáo dục và những bất cập trong hệ thống quản lý hiện nay. Sau vụ việc, hàng loạt vấn đề sâu xa được đặt ra, cần được xem xét và giải quyết nghiêm túc.
Phần lớn mọi người đồng ý quan điểm, việc hơn 250 giáo viên trường công 'tháo chạy' sang tư vì thu nhập. Họ cho rằng, lương giáo viên trường công ổn định, nhưng quá thấp không đủ sống. Trong khi công việc ở trường tư không ổn định, nhưng đổi lại lương cao và có tự do.
Theo Sohu, CCTV News
Giáo viên mong “giải" chuyện tiền lương, đổi mới soạn giáo ánCác giáo viên chia sẻ những nguyện vọng tại cuộc gặp mặt “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 do TƯ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và tập đoàn Thiên Long tổ chức hôm nay.