Tăng không nhiều
Năm 2016,ănhộchungcưkhôngcósổhồngbịdìmgiálịch thi đấu real sociedad vợ chồng anh Trần Ngọc Văn (Hoàng Mai, Hà Nội) có mua một căn hộ 2 phòng ngủ tại một dự án chung cư khu đô thị Linh Đàm với giá 1,2 tỷ đồng bao gồm giá gốc và tiền chênh. Đây là một dự án có mức giá vừa túi tiền với vợ chồng anh Văn và nhiều người nên ngay khi chủ đầu tư mở bán đã có mức chênh hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng với những căn view đẹp.
Sau khi vào ở được một thời gian, chủ đầu tư vẫn chưa có thông báo làm thủ tục sổ hồng cho cư dân dù người mua nhà đã đóng đủ số tiền. Sốt ruột với tiến độ cấp sổ hồng, anh Văn có lên gặp chủ đầu tư thì nhận được thông tin đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ.
Điều mà anh Văn không mong muốn đã xảy ra. Dự án chung cư vợ chồng anh Văn đang ở có nhiều sai phạm, cơ quan chức năng chưa thể cấp sổ hồng cho cư dân. Nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua, anh Văn và cư dân cùng tòa chung cư đã gửi đơn kêu cứu cơ quan chức năng. Tới nay, thời gian đã 5 năm, dự án vẫn chưa thể cấp sổ hồng.
Đầu tháng 5/2022, thấy giá chung cư tại Linh Đàm tăng giá, anh Văn bàn với vợ bán căn hộ đi để chuyển sang dự án khác.
Do dự án chung cư chưa có sổ đỏ, các giao dịch chuyển nhượng đều qua hợp đồng mua bán nên bị dìm giá. Anh Văn cho hay, nhiều người hỏi mua nhưng khi thấy chưa có sổ hồng lại e dè. Một số khách có nhu cầu thì trả giá thấp.
“So với cách đây 5 năm, giá căn hộ chung cư nhà mình chỉ tăng 200 triệu đồng. Trong khi đó, căn hộ tại dự án bên cạnh tăng lên khoảng 500 triệu đồng”, anh nói.
Ngoài lý do chưa được cấp sổ hồng, dự án xuống cấp nhanh nên người bán như vợ chồng anh Văn bị thiệt thòi. Trong khi đó, một dự án khác cũng của chủ đầu tư này đã có sổ hồng, mức giá chung cư tăng khá cao, giao dịch nhanh chóng do người mua yên tâm về pháp lý.
Tương tự, anh Trần Thanh Tùng (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đang bức xúc vì dự án căn hộ anh đang ở chưa được cấp sổ hồng, dù được gắn mác “chung cư cao cấp”. Anh cho hay, khi mua nhà, anh được chủ đầu tư thông báo sẽ làm thủ tục cấp sổ hồng cho cư dân sau 2-3 tháng so với thời điểm nhận nhà.
Mặc dù vậy, dự án vướng mắc một số vấn đề nên chưa thể nghiệm thu, cơ quan chức năng chưa cấp sổ đỏ. Hiện, dự án còn khá nhiều căn hộ chưa bán được. Các căn đang ở còn treo biển phản đối chủ đầu tư. Chính vì thế, khi có nhu cầu chuyển nhượng, người mua như anh Tùng gặp rắc rối.
“Chung cư chưa có sổ hồng nên muốn bán toàn bị người mua mặc cả giảm giá. Tình hình này, chờ được cấp sổ hồng còn khá lâu nên tôi chấp nhận chịu thiệt thòi để chuyển đi sớm”, anh nói.
Nhiều lo ngại
Theo khảo sát, nhiều dự án chung cư tại Hà Nội chưa được cấp sổ hồng dù đã bàn giao nhà cho cư dân vào ở từ khá lâu. Nguyên nhân do một số sai phạm của chủ đầu tư chưa được khắc phục.
Cư dân vẫn có thể chuyển nhượng qua hợp đồng mua bán nhưng mức giá tăng không nhiều so với mặt bằng chung trên thị trường. Giao dịch tại các dự án này khá thấp, đặc biệt các chung cư cao cấp bởi lo ngại người mua còn phải chờ lâu mới được cấp sổ hồng.
Ông Trần Văn Minh, một môi giới bất động sản cho hay, căn hộ không có sổ hồng giao dịch thấp. Nếu cơ quan chức năng không có hướng giải quyết thì các chung cư này khó có sổ hồng. Bên cạnh vấn đề pháp lý, người mua không thể vay tiền ngân hàng bằng cách thế chấp căn hộ.
Luật sư Vũ Tiến Vinh cho hay, chung cư chưa có sổ hồng vẫn được phép mua bán bằng hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán chung cư thương mại. Người bán bắt buộc phải có biên bản bàn giao căn hộ và hợp đồng mua bán với chủ đầu tư.
Tuy nhiên, căn hộ chung cư chưa có sổ hồng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Người mua cần cân nhắc thật kỹ trước quyết định của mình.
Chung cư đắt đỏ, chấp nhận căn xấu để mua được nhàNguồn cung khan hiếm, giá chung cư bị đẩy lên cao. Để mua được nhà, nhiều người dân chấp nhận chọn căn xấu để có mức giá vừa với túi tiền.