(BDO) Lần đầu tiên trong hơn 200 năm lập quốc,ổngBíthưNguyễnPhúTrọngCâytreViệtNamcaonhấkết quả bóng đá oman Hoa Kỳ đã thay đổi những quy định về ngoại giao theo thông lệ để đón tiếp trọng thị tại phòng Bầu Dục Nhà Trắng người đứng đầu một đảng chính trị, lại là Đảng Cộng sản Việt Nam – một đảng kiên cường, thông tuệ, kiên trì đối đầu một cách kiên quyết với 5 đời Tổng thống Hoa Kỳ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama tại Phòng Bầu dục (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Đảng Cộng sản Hoa Kỳ thành lập ngày 1-9-1919 và đã trải qua nhiều thăng trầm, có lúc đảng này bị chính quyền đặt ra ngoài vòng pháp luật, nên suốt chiều dài lịch sử những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ chưa bao giờ có dịp đặt chân vào phòng Bầu Dục của Nhà Trắng với tư cách là lãnh tụ cộng sản.
Vậy mà ngày 7-7-2015, ông Nguyễn Phú Trọng – người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã đĩnh đạc, ung dung bước vào phòng Bầu Dục Nhà Trắng – nơi làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ với chính danh là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
Người tiếp và làm việc với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là Tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - Barack Obama.
Từ Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội cạnh bên bờ sông Hồng, nằm ở bờ Đông Thái Bình Dương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Washington - Thủ đô của Hoa Kỳ đặt cạnh bờ sông Potomac, nằm ở bờ Tây Thái Bình Dương – một nơi mà nhiều người Việt Nam vẫn luôn nhớ, Norman Morrison đã dùng thân mình đốt sáng lương tri nước Mỹ diễn ra hồi năm 1965.
Tổng thống Barack Obama đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Cũng tại nơi này, có một bức tường đá hoa cương đượm nét u buồn khắc tên 58.198 quân nhân Hoa Kỳ chết trận trong kỷ nguyên Việt Nam, trong đó có hai người Mỹ đứng số một và số hai là Thiếu tá Bus và Trung sĩ Oman là hai người Mỹ chết trận đầu tiên do “tao ngộ” với Anh hùng Nguyễn Văn Huề, người con ưu tú của xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm Hoa Kỳ với chính danh là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, là quốc khách của chính phủ Hoa Kỳ - cường quốc số một thế giới. Lần đầu tiên trong hơn 200 năm lập quốc, Hoa Kỳ đã thay đổi những quy định về ngoại giao theo thông lệ để đón tiếp trọng thị tại phòng Bầu Dục Nhà Trắng người đứng đầu một đảng chính trị, lại là Đảng Cộng sản Việt Nam – một đảng kiên cường, thông tuệ kiên trì đối đầu một cách kiên quyết với 5 đời Tổng thống Hoa Kỳ.
Ông Joe Biden, hiện nay là Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, lúc đó là Phó tổng thống đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Nếu tính từ lúc Nguyễn Trọng Khiêm, quê ở Lâm Thao, Phú Thọ đến Hoa Kỳ năm 1849 đến lúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ năm 2015, thì thời gian được xếp chồng lên đến 166 năm. Trong ngần ấy thời gian đã có hàng triệu người Việt Nam đã đến xứ sở cờ hoa, nhưng chỉ có chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người con ưu tú của Hà Nội thanh lịch, là người đã làm nên tầm cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, để lại dấu ấn lịch sử sâu đậm trong mối quan hệ bang giao Việt – Mỹ. Các nhà nghiên cứu hôm nay và mai sau phải ghi câu chuyện này vào biên niên lịch sử bang giao Việt Nam – Hoa Kỳ. |
Nhà Trắng là biểu tượng quyền lực của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, được xây dựng theo kiến trúc tân cổ điển, gồm có 132 phòng làm việc, trong đó có nhiều phòng tiếp khách và phòng Bầu Dục là nơi làm việc của người đứng đầu nước Mỹ.
Mỗi khi Tổng thống Hoa Kỳ tiếp khách tại phòng làm việc của mình, thì người khách đó phải hết sức đặc biệt, chí ít phải là người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ của các quốc gia hết sức thân thiện hoặc là đối tác chiến lược của Hoa Kỳ. Thế nhưng lần ấy: Sau 40 năm chấm dứt chiến tranh, 20 năm bình thường hóa và 2 năm nâng cấp quan hệ lên mức toàn diện với Việt Nam; Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đón tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại phòng Bầu Dục – nơi làm việc của mình như là một biệt lệ hiếm có trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ.
Theo nghị trình, hai bên sẽ luận bàn ba nội dung chính là: Hiệp định xuyên Thái Bình Dương, hợp tác về an ninh và biến đổi khí hậu nhưng không chỉ có vậy, tại phòng Bầu Dục, Tổng thống Obama đã nói: Hoa Kỳ tôn trọng các thể chế chính trị khác nhau. Đó là một bước tiến thực chất như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời Bloomberg.
Phó Tổng thống Joe Biden, hiện nay là Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ phát biểu chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Ông Joe Biden, hiện nay là Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, lúc đó là Phó tổng thống đã lẩy kiều: “Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”.
Đúng là nền ngoại giao Việt Nam mang hình ảnh cây tre mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người khởi xướng đã làm làn gió tươi mới, xua đuổi đi những áng mây, gợn mây mù còn che khuất đâu đó trong mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nếu gọi cây tre Việt Nam mà Thép Mới, Nguyễn Duy mô tả là biểu trưng cho tâm hồn và khí phách của người Việt thì tôi có thể minh định: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cây tre Việt Nam cao nhất. |
Mai Sông Bé