Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >La liga >Nước mắt mẹ chảy theo sông…_lich bd anh

Nước mắt mẹ chảy theo sông…_lich bd anh

2025-01-12 07:51:30 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Nhà cái uy tín View:282lượt xem

Báo VietNamNet tổ chức cuộc thi "Chuyện của những dòng sông” để quý độc giả có thể chia sẻ những câu chuyện đẹp,ướcmắtmẹchảytheosôlich bd anh những ký ức về sông, phản ánh những vấn đề về phát triển kinh tế, văn hóa bên những dòng sông và thể hiện những mong muốn, dự định, ý tưởng thúc đẩy sự phát triển bền vững trên các dòng sông và cho cộng đồng.

Cuộc thi diễn ra từ ngày 5/3 đến 30/6/2024 trên mục Du lịch.

Xin trân trọng giới thiệu bài viết Nước mắt mẹ chảy theo sông...của tác giả Trầm Hương.

Mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Hồng (Sáu Tiến), hiện sống tại 42 Lý Thường Kiệt, khóm Hùng Vương, phường 1, TP Vĩnh Long. Mẹ có chồng là Lê Công Khâm, hy sinh năm 1962 và người con trai độc nhất hy sinh năm 1968, trong trận đánh vào Đài Phát thanh Cần Thơ.

Nếu không được nghe mẹ kể, tôi làm sao nhận ra vẻ đẹp của những bông hoa màu tím ngắt, đẹp đến nao lòng đang chìm khuất trên dòng Cổ Chiên, giữa hoàng hôn mịt mờ sương khói.

Chồng đi tập kết khi mẹ mới 19 tuổi. Lúc ấy, mẹ mới mang thai, không tiện đi cùng chồng, ở lại quê hương bám trụ hoạt động. Năm 1955, mẹ thoát ly làm cách mạng, là giao liên công khai cho khu Tây Nam Bộ. 

dong-song-1.jpg

Cuộc đời làm giao liên công khai, mẹ có hàng trăm chuyến đi. Mỗi chuyến đi là một trận chiến sinh tử, mà lằn ranh an toàn và hiểm nguy, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Với chiếc thuyền mong manh, mái chèo, đôi tay bền bỉ, cải trang thành thường dân, mua bán cây trái, khoai củ kiếm sống, mẹ đưa thơ từ, tài liệu, vũ khí, cán bộ từ tỉnh này qua tỉnh khác, từ khu 8 sang khu 9, vượt qua những con sông cuộn sóng, qua nhừng dòng kênh âm u, buồn lặng, qua những đồn bót, trạm gác… 

Tôi hỏi mẹ: "Khi nhận nhiệm vụ làm công tác giao liên, con mẹ sống ra sao? Mẹ có mang con đi cùng không?". Mẹ nói: “Tôi gửi con trai cho nhà nội. Nhưng rồi lên mười tuổi, con trai được tổ chức đưa đi học trường Thiếu sinh quân ở Cà Mau". 

… Chồng mẹ, ông Lê Công Khâm sau khi tập kết ra Bắc, đã sớm có mặt ở đoàn quân vượt Trường Sơn vào lại miền Nam chiến đấu. Trải qua hàng tháng trời gian khổ, hiểm nguy, ông về đến được cánh rừng miền Đông ở Tây Ninh, giáp căn cứ Campuchia. Lúc đó, ông là Trung sĩ Lữ đoàn 338, phụ trách thông tin. Mơ ước lớn nhất của người lính ra đi từ mùa thu năm 1945 là được gặp lại vợ con. 

Bản thân cuộc đời làm giao liên của mẹ là một nghịch lý, bởi mẹ từng đưa đón bao cán bộ, nối đường dây cho bao cặp uyên ương được gặp nhau nhưng bản thân mẹ, một cuộc đoàn tụ với chồng sau nhiều năm chia cắt cũng chỉ là mơ ước. Khi nhận được tin chồng đã về đến Tây Ninh, lòng người vợ rộn rã niềm vui. Nỗi nhớ chồng cồn cào gan ruột người vợ trẻ.

Mẹ ao ước mình được có cánh như chim để bay đến với chồng. Nhưng lúc ấy trạm giao liên của mẹ đóng ở rừng đước Cà Mau. Trạm chỉ có hai người, một nữ giao liên được cử đi học, mẹ không thể bỏ trạm đi thăm chồng ngay được. Mãi một tháng sau, người nữ giao liên ấy mới về tới trạm. Mẹ chân thành nói: “Một tháng ấy với người vợ mong gặp được lại chồng thật là dài…”.

Giao trạm cho đồng đội, người vợ trẻ chuẩn bị nhiều thứ đi thăm chồng. Mẹ kể: “Tôi giã nếp gói bánh cho chồng. Bao năm xa cách, là vợ, tôi biết chồng thích ăn gì, mặc gì nên chuẩn bị nhiều thứ lắm. Nhưng như có linh tính, sao tôi giã nếp mà nhấc cái chày lên không nổi, tay chân rã rời. Quả thiệt, lần đó tôi dắt thằng Chiến đi theo cho nó gặp ba nó. Người vợ dẫn con, hồ hởi đi thăm chồng, vượt qua nhiều trận đụng độ với giặc, nhiều trận địch càn, ném bom…

Lần hồi, hai mẹ con lên tới được rừng Tây Ninh. Hai mẹ con ở nhà một cơ sở, sát căn cứ của chồng mà không vào trong được, do địch đang mở trận càn rất ác liệt. Tôi nghe loáng thoáng, trận càn ấy có hai cán bộ mùa thu hy sinh. Tình hình ác liệt đến mức tôi muốn hỏi mà không sao hỏi rõ, tường tận được; cũng không dám hỏi vì sợ phải đối mặt với thực tế, đành phải dẫn con về…".

dong-song-2.jpg
Mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Hồng bên di ảnh con trai. Ảnh chụp ngày 12/12/2012.

Hai mươi ngày sau, mẹ lại tìm mọi cách đi thăm chồng. Lần này, mẹ đưa con đi bằng đường sông. Ra đón mẹ là một anh bộ đội tưởng vợ mình đến thăm nhưng không phải. Qua lời anh bộ đội mẹ mới biết, chồng mẹ cũng đã từng đi đón vợ hụt như thế. Nhiều lúc xuyên mấy chục cây số đường rừng, tới nơi, mặt buồn hiu trở về vì đó là vợ người ta.

Nghe anh kể, mẹ càng thấy thương chồng. Xuống xuồng, mẹ giành cầm chèo cho mau tới. Anh bộ đội nhìn mái chèo thoăn thoắt của mẹ, cảm động hỏi: “Chồng chị tên gì?". Mẹ nói: "Lê Công Khâm”.

Anh bộ đội lặng nhìn người thiếu phụ. Thật khó khăn, anh mới cất được lời: “Chồng chị hy sinh rồi”. Bàn tay cầm chèo của mẹ khựng lại, chiếc xuồng chao đi.

Từ đó, mẹ không còn sức để chèo được nữa, tay chân bủn rủn. Anh bộ đội đi cùng cầm lấy mái chèo. Con trai mẹ òa khóc nức nở. Cậu bé từng khao khát biết mặt cha, từng tưởng tượng ra hình ảnh người cha là “bộ đội mùa thu” của mình, từng gặp người cha mà cậu bé tưởng tượng trong giấc mơ. Cậu gục vào ngực mẹ, biết giấc mơ ấy không bao giờ trở thành sự thật. Mẹ ôm chặt con, nước mắt cứ tuôn chảy. Những người trên xuồng lặng đi trước tiếng khóc và nước mắt của hai mẹ con…

Mẹ nhớ như in, đó là ngày mùng 2 tháng 5 năm 1962. Ngày ấy vĩnh viễn dừng lại với hạnh phúc lứa đôi của cuộc đời mẹ.

Anh bộ đội đưa hai mẹ con vào căn cứ, thăm mộ người hy sinh. Cho đến lúc đó, mẹ mới biết chuyện chồng hy sinh, qua lời kể của đồng đội. Lúc ông Lê Công Nhâm đang làm nhà cho đơn vị thông tin, trực thăng bao vây, lao xuống đổ quân. Không muốn chiếc máy truyền tin quý báu rơi vào tay giặc, ông quay về cơ quan, mang máy đem giấu. Lúc ấy, trực thăng rà soát, bám mục tiêu, đáp xuống, lôi ông lên trực thăng. Ông kiên quyết không để bị bắt, lao xuống đất…

Cái chết anh hùng của cha, chứng kiến những giọt nước mắt của mẹ, Chiến không rơi lệ, không muốn mẹ phải đau thương thêm. Nhưng trong lòng cậu bé nung nấu ước nguyện được đi tiếp con đường của cha, được thay cha cầm súng chiến đấu.

Năm ấy, cậu bé Lê Công Chiến mới 12 tuổi. 

Mẹ Phan Thị Hồng nhìn lên bức di ảnh con trai - liệt sĩ Lê Công Chiến, ngậm ngùi: “Nó nhiều lần trốn khỏi trường, đòi đi bộ đội. Nó quyết đi trả thù cho cha. Có một lần biết nó trốn đi, tôi tìm tới, đau thắt lòng khi thấy con trai chưa đủ cao để đeo súng. Tôi nói “Con đi mẹ sẽ chết”. Nó hỏi: “Sao mẹ phải chết?”. Tôi nói: “Lo cho con mà mẹ chết”. Lặng đi một lúc, tôi mới tiếp lời: “Không phải mẹ không muốn con đi bộ đội. Rồi con phải nhập ngũ, đi chiến đấu, như ba con. Nhưng đợi lớn đã. Con còn nhỏ quá, vô bộ đội làm ảnh hưởng đơn vị. Lỡ không chịu đựng được gian khổ, con đào ngũ, bỏ về, mẹ xấu hổ chứ sao?! ”. Lần đó, nó thương tôi, trả súng đi về. Nhưng rồi khi cao thêm được một chút, nó lại trốn tui đi bộ đội. Lần đó, nó đi thiệt…”.

Năm 1964, Lê Công Chiến vào đơn vị 308, khi mới 14 tuổi.

Mẹ là giao liên công khai, như con thoi đưa thư từ, tin tức, vũ khí từ Cà Mau về Cần Thơ. Có một lần trực thăng đổ quân, càn quét, mẹ suýt bị bắt, cố bình tĩnh, mang tài liệu đem giấu, còn kịp kéo chị em còn thiếu kinh nghiệm xuống hầm, tránh đạn. Có lần, mẹ chở vũ khí ngụy trang, chất bí đỏ lên xuồng. Đếm trạm gác, tên lính nhìn mẹ lom lom: “Sao tôi thấy chị quen quá. Chị con nhà…”. Mẹ đánh lạc hướng: “Con má Bảy”.  Mẹ nhớ má Bảy là gia đình binh sĩ, có con là sĩ quan quân đội Sài Gòn… Bơi xuồng qua khỏi vùng nguy hiểm, mẹ mới tin mình vừa thoát chết. Cứ thế, mẹ đối mặt với những trận chiến sanh tử trên sông nước miền Tây.

Năm 1968, hai mẹ con cùng lao vào chiến dịch Mậu Thân.

Mãi lao vào những chuyến công tác giao liên đặc biệt, mẹ đâu hay, đêm mùng một Tết Mậu Thân 1968, con trai mẹ - anh Lê Công Chiến đã hy sinh khi tham gia trận đánh vào mục tiêu. 

Nhưng mẹ không thể gục xuống, khi cách mạng đang cần người giao liên dạn dày sông nước như mẹ. Sau năm 1968, từ chiến trường Sài Gòn Gia Định, Bí thư Khu ủy Sài Gòn Gia Định Võ Văn Kiệt theo đường giao liên công khai, về đến khu 9 tiếp tục chỉ đạo phong trào cách mạng. Mẹ Phan Thị Hồng được giao nhiệm vụ đưa đón các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Trung ương Cục miền Nam vượt qua những dòng sông nguy hiểm, về đến căn cứ miền Tây. 

Trong cuộc đời làm giao liên công khai, mẹ không nhớ mình đã thực hiện bao chuyến đi, chở bao nhiêu tấn vũ khí, đưa đón bao cán bộ. Những chuyến công tác khó khăn, nguy hiểm nhất, bằng sự mưu trí, dũng cảm, lòng trung thành vô hạn dành cho cách mạng, cho Tổ quốc, mẹ đã quên mình hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng có một việc mà mãi đến hôm nay, lòng mẹ luôn day dứt chưa yên. Nghĩa trang Vĩnh Long chừa một chỗ trống dành cho ngôi mộ của con trai mẹ - liệt sĩ Lê Công Chiến mãi đến nay, vẫn chưa tìm được hài cốt.

Trước mộ chồng - liệt sĩ Lê Công Khâm từ Tây Ninh quy tập về nghĩa trang Vĩnh Long, mẹ thầm hứa với chồng: “Em sẽ hết sức cố gắng tìm Chiến về bên anh!”. 

Mẹ vẫn thấy như mình vẫn đang chèo thuyền trên những con rạch của sông nước miền Tây để tìm con về bên cha, nghĩ đến một ngày đoàn tụ, khi mẹ đã gác lại mái chèo.

Trầm Hương

Tổng giá trị giải thưởng lên đến 200 triệu đồng Cuộc thi "Chuyện của những dòng sông” do báo VietNamNettổ chức, bắt đầu từ ngày 5/3 đến 30/6/2024 trên mục Du lịch

Ban tổ chức khuyến khích các tác giả dự thi thể hiện tác phẩm dưới hình thức đa phương tiện, trong đó, video clip có độ dài từ 1 đến 3 phút, ngôn ngữ lời bình bằng tiếng Việt, ảnh có số lượng dưới 12 bức kèm chú thích; khuyến khích các tác phẩm dự thi có hơi thở báo chí đời sống, có câu chuyện nhân vật, phản ánh những vấn đề của người dân đang sinh sống tại các dòng sông, có tác động và có ảnh hưởng tới sự phát triển của những dòng sông.

Cơ cấu giải thưởng:  01 giải Nhất trị giá 50 triệu đồng; 01 giải Nhì trị giá 30 triệu đồng; 02 giải Ba mỗi giải trị giá 10 triệu đồng. Ngoài ra, còn có các giải thưởng phụ do đơn vị tài trợ trao tặng. 

Ban tổ chức sẽ đài thọ chi phí ăn, ở, đi lại cho các tác giả đạt giải Nhất, Nhì đang sinh sống ở Việt Nam đến TPHCM nhận giải. Trong trường hợp nhóm tác giả đạt giải, Ban tổ chức sẽ đài thọ chi phí cho 01 người đại diện nhóm đến TPHCM nhận giải.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thể lệ cuộc thi, xin vui lòng truy cập địa chỉ sau: https://vietnamnet.vn/bao-vietnamnet-to-chuc-cuoc-thi-chuyen-cua-nhung-dong-song-2255386.html

Quê hương bên dòng sông Gianh của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên trong ký ức con rể

Quê hương bên dòng sông Gianh của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên trong ký ức con rể

Nhà của ông bà nội, nơi bố vợ tôi, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn sinh ra, nằm cách chợ Sải bên bờ sông Gianh hơn 100m.
Tác Giả:Ngoại Hạng Anh
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái