Chiều 21/11,ựulãnhđạoởBộCôngThươkèo 1/1,5 luật sư xét hỏi các bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil.
Theo đó, các luật sư tập trung thời gian làm việc để xét hỏi thân chủ của mình liên quan tới hành vi phạm tội, nguyên nhân, bối cảnh và các tình tiết giảm nhẹ.
Trả lời câu hỏi của luật sư, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết. Nhóm các bị cáo bị xét xử về tội Nhận hối lộ đều khẳng định không đòi hỏi lợi ích vật chất từ bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil.
Nhận hối lộ tại phòng làm việc Bộ Công Thương
Trong số các bị cáo bị xét xử về tội Nhận hối lộ có bị cáo Hoàng Anh Tuấn (cựu Vụ phó Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương).
Bị cáo Tuấn bị cáo buộc nhận hối lộ qua giới thiệu. Bà Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Xuyên Việt Oil) liên lạc với ông Tuấn trao đổi xin cấp lại giấy phép kinh doanh xăng dầu và đề nghị được giúp đỡ.
Khoảng tháng 6/2021, bà Hạnh cử nhân viên đến gặp và đưa 5.000 USD cho ông Tuấn và được người này đồng ý giúp đỡ.
Khi Xuyên Việt Oil nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại bộ phận một cửa của Bộ Công Thương không được chấp nhận vì hồ sơ chưa đáp ứng điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.
Bà Hạnh tiếp tục liên lạc với ông Tuấn để nhờ giúp đỡ. Sau khi thực hiện theo hướng dẫn, bà Hạnh cử nhân viên đến gặp ông Tuấn.
Cựu Vụ phó Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương đã dẫn vị nhân viên lên phòng làm việc của ông Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương).
Tại đây, ông Tuấn và ông Đông đã nhận túi quà có 250.000 USD (tương đương 5,6 tỷ đồng). Sau đó, 2 người phân chia số tiền trên thành 2 phần, trong đó ông Đông giữ lại 20.000 USD và đưa 130.000 USD cho Tuấn.
Ngày 12/11/2021, đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương do ông Hoàng Anh Tuấn làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu của Xuyên Việt Oil và được bà Hạnh hối lộ 10.000 USD.
Mặc dù không thực hiện việc kiểm tra thực tế đầy đủ các đại lý bán lẻ, cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu mà Xuyên Việt Oil kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp phép, nhưng Hoàng Anh Tuấn vẫn ký biên bản xác nhận Công ty Xuyên Việt Oil cơ bản đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Ngày 19/11/2021, trên cơ sở đề xuất của ông Tuấn, ông Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) đã ký ban hành giấy phép cho Xuyên Việt Oil, có giá trị đến hết ngày 19/11/2026.
Tại tòa, ông Tuấn khai không đòi hỏi lợi ích gì từ bà Mai Thị Hồng Hạnh.
Trả lời câu hỏi vì sao không kiểm tra 100% các đại lý của Xuyên Việt Oil có trong hồ sơ, ông Tuấn cho biết ông được lãnh đạo Bộ Công Thương giao rất nhiều nội dung, trong đó có xăng dầu.
Thời điểm ông đi kiểm tra khoảng tháng 8, tháng 9/2021 - đây là thời điểm TPHCM xảy ra dịch Covid-19. Ông được lãnh đạo Bộ Công Thương cử vào để cùng Sở Công Thương của 19 tỉnh thành miền Nam đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, trong đó có mặt hàng xăng dầu.
Sau TPHCM, nhiều nơi ở phía bắc cũng giãn cách xã hội, ông Tuấn không thể đi hết các địa điểm, trong khi đại lý của Xuyên Việt Oil ở rất nhiều tỉnh thành.
"Tôi làm hết trách nhiệm của mình chứ không lơ là. Xuyên Việt Oil là doanh nghiệp lớn, không phải cấp mới giấy phép mà là cấp lại. Xuyên Việt Oil đáp ứng 30-40% nguồn cung đáp ứng xăng dầu cho TPHCM.
Trong khi đó, nhiệm vụ của Bộ Công Thương là tạo ra nguồn cung xăng dầu, đảm bảo an ninh năng lượng nên đây là việc tối quan trọng do đó việc cấp giấy phép cần phải làm nhanh", bị cáo Tuấn khai nhận.
Khi được hỏi tại sao nhận 250.000 USD không báo cáo cho tổ chức mà chia cho Trần Duy Đông, bị cáo Tuấn khai đã biết hành vi của mình là sai trái và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Phó Giám đốc Xuyên Việt Oil than hiểu biết pháp luật hạn chế
Trong vụ án này, bà Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận có nhiều sai phạm, gây thất thoát tài sản Nhà nước 1.244 tỷ đồng và đưa hối lộ 22 lần cho nhiều cán bộ, công chức với tổng số tiền 31,6 tỷ đồng.
Một trong số đồng phạm giúp sức cho bà Hạnh thực hiện hành vi phạm tội là Nguyễn Thị Như Phương (Phó giám đốc Xuyên Việt Oil).
Bà Phương bị cáo buộc có hành vi sai phạm, giúp sức cho Hạnh về trích lập, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu, liên đới gây thiệt hại 219 tỷ đồng.
Tại tòa, bà Hạnh khai bị cáo Phương là em họ nên đưa vào Xuyên Việt Oil làm việc.
Còn bị cáo Phương khai mình làm theo chỉ đạo của bà Hạnh và thời điểm thực hiện hành vi giúp sức không biết là vi phạm pháp luật. Được những người tiến hành tố tụng giải thích, cho xem các tài liệu, bà đã nhận ra được lỗi lầm của mình.
Bên cạnh đó, bị cáo Phương cho rằng mình thiếu kinh nghiệm quản lý, hiểu biết pháp luật bị hạn chế nên đã có hành vi giúp sức cho bà Hạnh gây thiệt hại, thất thoát tài sản Nhà nước.
Bị cáo nói hiện gia đình mình có hoàn cảnh khó khăn, cha bệnh nặng, nên xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Qua 2 ngày làm việc, HĐXX đã xong phần xét hỏi và bắt đầu tranh luận vào ngày 25/11.