Chiều 2/12 (giờ địa phương),âydựngTrungtâmCáchmạngcôngnghiệplầnthứtưtạsố liệu thống kê về juventus gặp verona tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Borge Brende; Tổng Giám đốc Tập đoàn HSBC (Vương quốc Anh) Noel Paul Quinn.
Chủ tịch điều hành WEF cho biết, qua khảo sát mạng lưới doanh nghiệp của WEF cho thấy Việt Nam là một trong 3 nước được quan tâm nhất (cùng với Ấn Độ và Mexico). WEF đang phối hợp với UBND TP.HCM chuẩn bị triển khai xây dựng Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại đây. Trung tâm này sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của WEF.
Trên cơ sở kết quả triển khai "Chương trình đối tác hành động quốc gia về rác thải nhựa của Việt Nam" giữa WEF và Bộ Tài nguyên và Môi trường, hai bên đang trao đổi thúc đẩy các hoạt động hợp tác công-tư, khoa học công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm.
Đồng thời, tiếp tục hợp tác giải quyết vấn đề rác thải nhựa; xây dựng chính sách và chương trình hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết tại COP26, xây dựng và áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn.
Khẳng định WEF dành nhiều sự quan tâm cho Việt Nam, ông Borge Brende cho biết WEF rất trông đợi Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên WEF Davos 2024, nơi những tiềm năng của Việt Nam rất được các nhà đầu tư quốc tế quan tâm và WEF có thể tổ chức đối thoại chiến lược quốc gia về Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sau WEF Thiên Tân (tháng 6/2023), các cơ quan Việt Nam đã nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tư vấn của WEF, góp phần duy trì kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; tỷ giá, lãi suất được giữ ổn định; dự kiến cả năm đạt thặng dư thương mại 25 tỷ USD…
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị WEF tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trên chặng đường phát triển sắp tới.
Ấn tượng với những cam kết, nỗ lực của Việt Nam để giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng
Tại cuộc tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn HSBC (Vương quốc Anh) Noel Paul Quinn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc HSBC thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, tham gia vào các chương trình của Chính phủ để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là những hành động hiện thực hóa cam kết của HSBC đối với tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững của Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị HSBC tiếp tục thu xếp, giải ngân số vốn tài trợ phát triển bền vững, chuyển đổi xanh tại Việt Nam với lãi suất ưu đãi nhất có thể, nhất là trong phát triển kinh tế nông nghiệp (chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp), chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng chiến lược; thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam…
Việt Nam đang có những yếu tố nền tảng rất tích cực để thu hút các nhà đầu tư như kinh tế vĩ mô, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Đến hết tháng 11, số vốn FDI đăng ký đạt gần 30 tỷ USD, giải ngân vượt 20 tỷ USD.
Tổng Giám đốc HSBC bày tỏ ấn tượng với những cam kết, nỗ lực của Việt Nam để giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ông đánh giá kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị về Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) mà Thủ tướng vừa công bố tại COP28 cho thấy tầm nhìn dài hạn và rất phù hợp với định hướng chiến lược của HSBC.
HSBC sẽ hỗ trợ tích cực kế hoạch này, thông qua việc cho vay vốn với các dự án năng lượng tái tạo, cũng như thông qua dòng vốn FDI mà các nhà đầu tư hiện đang rất quan tâm tới Việt Nam. Ông sẽ trực tiếp chỉ đạo hoạt động này của HSBC.