Bệnh nhân quê Nam Định,ườiđànôngđicấpcứuvớithanhxàbenggầnmđâmxuyêncổkèo banh vào viện trong tình trạng tỉnh táo, thanh xà beng ghim ở cổ được các bác sĩ tiến hành băng cầm máu, khẩn trương sơ cứu, siêu âm doppler mạch và chụp chiếu kiểm tra tổn thương xương hàm và phần mềm vùng nền cổ.
Thạc sĩ Ngô Hải Sơn, khoa Phẫu thuật hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức, cho biết các bác sĩ đã phối hợp phẫu thuật cấp cứu đa chuyên khoa, bao gồm gây mê hồi sức, tim mạch lồng ngực, phẫu thuật tạo hình hàm mặt, để lấy dị vật vùng cằm cổ.
Ê-kíp thầy thuốc cũng xử lý các tổn thương như gãy xương hàm dưới và vết thương nền cổ. "Bệnh nhân rất may mắn vì chỉ thêm 1cm nữa thôi, thanh sắt sẽ cắt vào động mạch - tĩnh mạch cảnh ở vùng cổ bên, rất nguy hiểm", bác sĩ Sơn nhận định.
Sau mổ, tới ngày 19/6, tình trạng người bệnh ổn định, vết thương khô sạch, người bệnh có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường và ra viện.
Các bác sĩ cho biết việc đầu tiên trong sơ cấp cứu người có dị vậtđâm vào người (như thanh sắt, thanh gỗ...), là tuyệt đối không lấy dị vật ra khỏi vết thương. Lúc này, dị vật đóng vai trò trong việc ngăn chảy máu.
Người xung quanh cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, băng ép vết thương xung quanh, cố định dị vật tốt nhất có thể và chuyển đến bệnh viện tuyến chuyên khoa nhanh nhất để được xử trí kịp thời.