Cô Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1993),ảilòngcủacôgiáomầmnonxinnghỉviệcsaunămcôngtáthứ hạng của ado den haag Giáo viên Trường Mầm non Quảng Long (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) bắt đầu công việc từ năm 2013.
Sau khi dạy hợp đồng 2 năm, đến 2015, chị được vào biên chế và phân công về Trường Mầm non Quảng Long công tác đến nay.
Sau hơn 10 năm trong nghề, chị Trang quyết định xin nghỉ việc - một quyết định không hề dễ dàng. VietNamNet xin đăng tải chia sẻ của nữ giáo viên này, mời quý độc giả theo dõi:
“Tôi đi dạy, tính cả thời gian dạy hợp đồng, đã hơn 10 năm. Sau khi tăng, từ tháng 7 vừa rồi, mức lương của tôi mới được 6 triệu đồng/tháng.
Mầm non là cấp học vất vả nhất nhưng giáo viên lại không được coi trọng bằng các cấp học khác.
Một ngày, chúng tôi làm hơn 10 tiếng. 6h30 phải có mặt ở trường, có khi sau 17h, phụ huynh vẫn chưa đến đón con, chúng tôi cũng chưa thể về lo việc gia đình, con cái. Đêm về, các cô phải soạn giáo án, con ốm cũng không biết làm sao.
Nhiều người nói giáo viên mầm non chỉ cần cho trẻ ăn, hát dăm ba bài... nhưng thực sự chúng tôi phải soạn giáo án, phải suy nghĩ tiết dạy sao cho trẻ hứng thú. Chưa kể những ngày có hội thi, dự giờ, ngoài giáo án, đồ dùng học tập phải sáng tạo, lạ, hay nên có hôm 18h tối, chúng tôi còn chưa về nhà.
Công sức chuẩn bị là thế nhưng trẻ con mà, nhiều lúc thấy cô lạ đến dự giờ, các em cứ chăm chăm nhìn, không chú ý đến bài dạy khiến tiết học không được hoàn hảo.
Đó là chưa kể đến đầu năm học mới, trẻ ở lớp lớn còn đỡ, trẻ 2-3 tuổi luôn trong tình trạng khóc vì xa mẹ. Một cô hai tay ôm hai trẻ. Em bên này khóc, em bên tay kia nôn, bế em này thì em kia kéo áo, cào cấu cô.
Không phải một, hai ngày, có khi tình trạng này kéo dài cả tháng vì có những trẻ vào học sau. Ăn trưa, các cô vừa bế trẻ vừa ăn. Có khi ăn chưa xong, em khác lại khóc, đòi đi vệ sinh. Một em khóc là cả lớp khóc theo nên cô chỉ ăn vội cho qua bữa. Không ít đêm, về ngủ, cô vẫn nghe tiếng trẻ khóc văng vẳng bên tai.
Một lớp trên dưới 20 trẻ, ngày ăn 2-3 bữa, 2 lần uống sữa. Trẻ nhỏ nên các cô phải đút từng thìa, có những em không chịu ăn uống, phun ra cả người cô.
Dỗ trẻ ăn xong lại dỗ trẻ ngủ, lúc này, các cô mới dọn dẹp lớp và ăn vội miếng cơm trưa để vào trông trẻ. Chiều trẻ về, cô thẫn thờ ngồi thở vì quá mệt. Bên cạnh đó, các cô còn gánh những công việc không tên như trang trí bên ngoài hành lang lớp học, dọn sân trường, chặt cây, sơn tường...
Nhưng công việc chưa kết thúc ở đó. Về nhà, các cô lại lo giáo án, đánh giá mỗi ngày xem cháu nào nghỉ, cháu chăm ngoan… Thật sự trăm nghề chứ không phải một nghề.
Phụ huynh hiểu chuyện còn hỏi thăm cô nhưng cũng có những phụ huynh không hiểu rất hay nghi ngờ, chất vấn các cô: Vì sao thế này, sao lại thế kia...
Còn nhớ lúc mới vào nghề, chứng kiến một chị đồng nghiệp bị phụ huynh xông vào tát mà không cần hỏi rõ đầu đuôi, tôi cảm thấy thương cho cái nghề của mình và chị biết bao.
Người ta nói áp lực tạo nên kim cương nhưng nghề giáo viên mầm non áp lực tạo nên quyết định nghỉ việc. Đúng là "trong chán ngoài thèm", sáng và chiều phụ huynh đến thấy cô son phấn đẹp để đón/trả học sinh nhưng thời gian còn lại đầu bù tóc rối mấy ai hay?
Mức lương không tương xứng với công sức, chỉ có người trong nghề mới hiểu. Nếu ai không thấy các cô vất vả, có thể đến làm thử một ngày thôi, tôi tin họ sẽ phải... bỏ của chạy lấy người”.
Trao đổi với VietNamNet, chị Trang cho biết thêm: “Tôi đã gửi đơn xin nghỉ việc và được chấp nhận. Cũng may, tôi được chồng và gia đình nội, ngoại thấu hiểu cho quyết định trên.
Mỗi người mỗi nghề, đều mưu sinh lo cho bản thân và gia đình nhưng nghề giáo viên mầm non có những khó khăn, vất vả riêng rất mong được cảm thông và thấu hiểu hơn".
Hải Sâm