Ban Kinh tế Trung ương,ộtBộbànchuyệnxóanghèochoTâyBắindependiente vs Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Lao động - Thương binh -- Xã hội chiều ngày 26/8/2016 đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp giảm nghèo bền vững cho các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao vùng Tây Bắc.
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh: một trong những nhiệm vụ trọng tâm và then chốt đối với Tây Bắc trong thời gian tới là công tác xóa đói, giảm nghèo.
Trưởng ban kinh tế cho rằng, nhìn từ thực tiễn, công tác giảm nghèo tại Tây Bắc trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập làm cho kết quả giảm nghèo chưa mang tính bền vững, tốc độ giảm nghèo giữa các tỉnh, huyện không đồng đều, thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao.
Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ LĐTBXH họp bàn giải pháp giảm nghèo bền vững cho các tỉnh “lõi nghèo” vùng Tây Bắc. |
Chính vì vậy, việc làm rõ những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế, bất cập trong công tác giảm nghèo vùng Tây Bắc trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn 2011-2015 là hết sức cần thiết để rút kinh nghiệm cho cho việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Trọng Đàm chỉ ra nhiều lý do khiến các địa phương trong vùng Tây Bắc đều có tỷ lệ hộ nghèo cao và điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất cả nước, Như điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp, đất đai khô cằn, diện tích đất sản xuất giảm, chất lượng suy thoái; thiếu nguồn nước; do các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, hệ thống cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí còn thấp…
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc phát biểu tại hội nghị. |
Bàn về giải pháp chủ yếu đảm bảo giảm nghèo nhanh và bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2016-2020, Hội nghị thống nhất tiến hành rà soát thiết kế lại chính sách theo hướng phát huy tính chủ động của người nghèo, cộng đồng, giảm cho không. Khuyến khích đầu tư vào miền núi, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Đào tạo nguồn nhân lực cho vùng Tây Bắc. Nâng cao năng lực cho người nghèo, cộng đồng. Tăng nguồn lực cho vùng và nghiên cứu cơ chế đặc thù cho một số địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao (có thể xây dựng một đề án riêng).
Ban Chỉ đạo Tây Bắc chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ LĐTB&XH và các bộ, ngành có liên quan và các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao vùng Tây Bắc nghiên cứu, xây dựng Đề án "Giảm nghèo bền vững cho các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao vùng Tây Bắc”, trình Bộ Chính trị vào Quý I năm 2017. Đề án cần huy động được sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong các lĩnh vực văn hóa, dân tộc, kinh tế, xã hội… vùng Tây Bắc.
Tiếp tục điều tra, khảo sát, phân loại đối tượng nghèo, nguyên nhân nghèo. Đánh giá, rà soát các chính sách giảm nghèo hiện hành; trên cơ sở đó tích hợp, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các chính sách giảm nghèo theo hướng giảm chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không, sang chính sách hỗ trợ có điều kiện. Đề xuất các quan điểm, mục tiêu và giải pháp giảm nghèo bền vững cho các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao vùng Tây Bắc.
Báo cáo Tình hình và kết quả thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ LĐTBXH, vùng Tây Bắc hiện vẫn là địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Với hơn 11,6 triệu người sinh sống tại 12 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, kết quả tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của khu vực này là 34.58%, cao gấp 2,44 lần tỷ lệ chung của cả nước; điều tra năm 2015 là 29,14%, cao gấp 2,95 tỷ lệ cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo trong 5 năm 2011 - 2015 ở vùng Tây Bắc đã giảm rõ rệt, từ 34,41% xuống còn 18,26% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015). Tỷ lệ hộ nghèo của các huyện nghèo trong vùng Tây Bắc đã giảm xuống còn 31,94% vào cuối năm 2014, bình quân giảm trên 6%/năm, vượt so với mục tiêu giảm bình quân 4%/năm. Tuy vậy, hiện Tây Bắc vẫn là vùng nghèo nhất cả nước, 6 tỉnh Tây Bắc vẫn được coi là “lõi nghèo”. |
Kiên Trung