"Tôi có đứa bạn đang làm startup trong lĩnh vực công nghệ,ụtchílàmănvìtỷđồngkhôngmuanổinhàkeo bong dá tv trình độ chuyên môn rất giỏi, có thể nói là nhân tài trẻ. Dù mới 29 tuổi nhưng bạn đã tích lũy được hơn 3,7 tỷ đồng. Hôm rồi, có dịp ngồi nói chuyện, bạn tâm sự với tôi rằng nếu giờ muốn mua nhà ở TP HCM, giá tầm 5,5 tỷ đồng một căn hai phòng ngủ, bạn sẽ phải vay thêm. Nhưng nếu làm vậy đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất hết cơ hội để học tập thêm và phát triển sự nghiệp.
Nhưng nếu dùng số tiền tích lũy đó để đầu tư vào bản thân và tiếp tục startup thì có khi tiền lời cũng không tăng nhanh bằng đà tăng giá nhà nữa. Đó là còn chưa kể chuyện kinh doanh thì cũng khó nói trước được sẽ thắng hay thua trắng. Nghĩ thế nên bạn cũng dần nản lòng với chuyện đầu tư phát triển sự nghiệp.
Tôi cứ trăn trở mãi về những điều bạn nói.Thiết nghĩ, một bất động sản chỉ có công dụng để ở thôi mà, thế nhưng nó đã và đang gián tiếp kìm hãm sự phát triển và ước mơ phát triển sự nghiệp của biết bao nhiêu bạn trẻ tài năng.Làm sản xuất như doanh nghiệp của tôi cao lắm cũng chỉ có lợi nhuận 10-30% một năm. Trong khi đó nhà, đất có thể tăng giá tương đương hoặc hơn nhiều con số như vậy. Đó thực sự là một điều đáng phải suy ngẫm.
>> 'Rất vô lý khi bắt người trẻ phải tăng thu nhập để chạy theo giá nhà'
Bản thân tôi đang sinh sống ở TP HCM và làm trong lĩnh vực bất động sản cho thuê. Tôi vẫn hay nói với các em nhân viên của mình rằng: "Không việc gì phải vội mua nhà, càng không cần phải bằng mọi giá, kể cả vay nợ tới 70-80% để có được căn nhà sớm. Thay vào đó, các em cứ lo làm việc, học tập, đầu tư vào bản thân, đầu tư tích sản dần dần từ trẻ. Cái nhà 10 năm trước giá 600 triệu đồng, bây giờ nó tăng giá gấp 10 lần là 6 tỷ đồng, nhưng chắc chắn 10 năm nữa nó không thể lên tới mức 60 tỷ được".
Tôi tin rằng, đã đến lúc những người trẻ chúng ta cần hiểu rằng, trí tuệ mới là tài sản lớn nhất. Bạn đi thuê nhà để ở cũng chẳng có gì là không ổn định cả. Chỉ khi không có trí tuệ, hay lười biếng, thì mới phải đối mặt với một tương lai bất ổn mà thôi".
Đó là chia sẻ của độc giảHuy Hoang trước tình trạng nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất tại Việt Nam cũng khó mua được nhà. Theo báo cáo từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), khả năng chi trả nhà ở của người Việt đang giảm mạnh trong vài năm qua, nếu xét theo quy tắc giá nhà không vượt quá một phần ba thu nhập.