Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Nhà cái uy tín >Dạy thêm, học thêm: Từ “lò” Bách Khoa đến vấn nạn toàn quốc_soi kèo ngoại hạng anh đêm nay

Dạy thêm, học thêm: Từ “lò” Bách Khoa đến vấn nạn toàn quốc_soi kèo ngoại hạng anh đêm nay

2025-01-16 07:51:15 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:La liga View:282lượt xem

Tôi xin được chia sẻ một số kỷ niệm về dạy thêm học thêm thời những năm 1980, 1990 ở khu Bách Khoa (Hà Nội), như một cách tiếp cận khác về vấn đề này.

Tôi thuộc thế hệ 7x, gắn bó hết tuổi thơ, tuổi học cấp 1 – 2 - 3 và một phần đại học ở khu Bách Khoa, nhà tập thể dành cho cán bộ Bộ Giáo dục từ thời những năm 1980. Bố mẹ tôi từng làm nghề giáo ở những đại học có uy tín, và cuộc đời của họ là tấm gương tôi có thể tự hào.

{keywords}

Hầu như các thí sinh thi đại học đều đi học thêm (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Học thêm tiếng Anh

Khi tôi khoảng 5 - 6 tuổi, cùng với mấy đứa trẻ trong xóm nhà Z, bố mẹ tôi đã mời bác Huyên - một người thầy có uy tín về ngoại ngữ - đến dạy thêm cho bọn trẻ con tiếng Anh, và chỉ cho mẹ tôi học bổ sung tiếng Pháp.  

Gọi là học thêm, nhưng thực tế là những buổi hẹn nhau, mấy nhà cùng “tụ tập” vào một chiều cuối tuần, cho bọn trẻ con nghe nhạc, đọc sách, tập đánh vần, tập viết các chữ đầu tiên của tiếng Anh khoảng một tiếng. Rồi sau đó, bác và bố mẹ tôi cùng mấy nhà hàng xóm lại ngồi “tám” đủ chuyện, hầu hết đều xoay quanh việc dạy và việc học.

Tất cả đều sống trong một không khí thân tình, đầm ấm như ruột thịt. Mỗi khi Tết đến, bố mẹ tôi biếu bác Huyên một chút bánh hay chè ngon để dùng, và không hề có tiền học phí nào cả.

Và lớp học thêm cứ thế tiếp diễn cho đến khi tôi lên cấp 2. Bác Huyên già và yếu dần, những nhà trong xóm Z của Bộ Giáo dục cũng dần chuyển đi, lớp học thêm tiếng Anh từ từ tan.  

Kỷ niệm học tiếng Anh thời thơ bé đó không thể phai mờ trong tâm trí tôi. Không phải vì tôi học được gì nhiều tiếng Anh, mà vì không khí thân thương giữa những con người trân trọng tình bạn bè, tình thầy trò, tình giữa con người với con người, khi cả một xã hội lúc đó vẫn còn đói ăn.

Triết lý “Tôi giúp bạn, bạn giúp người khác, rồi người khác nữa lại giúp người khác nữa” của phim tư liệu “Người tử tế” (đạo diễn Trần Văn Thủy), tôi đã được sống, đã được trải nghiệm.

Và đó là lý do, dù bây giờ đã lớn hơn nhiều, tôi vẫn có niềm tin vào sự tử tế, vào tình thương yêu giữa con người với con người, đặc biệt là giữa thầy giáo và học trò.

Cấp 3 học thêm toán – lý – hóa

Thời cấp 1 - 2 của tôi không học thêm gì hết, mà mẹ cho tôi đi học nữ công gia chánh.

Lên đến cấp 3, khi thấy mọi người đi học thêm để luyện thi đại học, và ai ai cũng nỗ lực để dành học bổng ra nước ngoài, bố tôi hỏi mấy bác giáo sư dạy ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho 3 môn mà tôi dự kiến thi hồi năm 1990 là toán – lý – hóa (khối A).

May mắn thay, mấy bác cũng có con cùng chuẩn bị thi đại học vào năm đó. Thế là, vẫn như những năm 1980, mô hình mấy đứa học tại nhà của chính mấy thầy lại được tổ chức. Và mặc dù tiền học có một chút gọi là bồi dưỡng, nhưng không nặng nề, vì tất cả đều là “quân khu” Bách Khoa, đều là đồng nghiệp với nhau trong cùng trường đại học.

Mô hình “ông dạy lý cho con tôi và con ông, tôi dạy hóa hay toán cho con chúng ta” cứ thế diễn ra tốt đẹp. Những bạn bè cấp 3 và bạn bè học thêm, vì cùng học với nhau, cùng có bố mẹ làm với nhau, quen biết nhau cũng trở nên thân thiết. Chúng tôi vẫn là bạn bè sau nhiều năm tháng học thêm đó.

Từ lò luyện Bách khoa tới vấn nạn toàn quốc

Có lẽ từ thế hệ của tôi, và từ những năm 1990 trở đi, khái niệm “luyện thi” đại học và các “lò” học thêm diễn ra khắp nơi trong khu Bách khoa là “mô hình tiên phong” trong cả Hà Nội và có lẽ cả nước về việc học thêm - dạy thêm.

{keywords}
Hình ảnh một thời vang bóng của "lò" luyện thi ở Bách khoa, Hà Nội (Ảnh: Nguồn VTC)

Khi đó, với số lượng trường đại học không nhiều, với tỷ lệ chọi rất cạnh tranh, đã có những câu vè như “Cổng trường đại học cao vời vợi”, “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa”…, cứ thế dần dần tạo nên tâm lý đua tranh dạy thêm – học thêm, bất kể nắng mưa.

Tôi biết có rất nhiều thầy giáo, nhiều gia đình đã trở nên giàu có từ những khóa luyện thi như vậy. Và có lẽ, cũng vì thế, những tiêu cực trong dạy thêm - học thêm bắt đầu nảy sinh, bắt đầu biến thái, âm ỉ nhưng mãnh liệt trong hệ thống giáo dục. Nó lan xuống, không chỉ học thêm cấp 3 để vào đại học, mà từ cấp 1 cũng học thêm!

Cách đây 3 năm, sau hơn 20 năm, bạn bè cấp 3 chúng tôi gặp lại nhau, và điều “thú vị” là ai cũng hỏi con đang học ở đâu, trường nào, có học thêm gì không?...

Bản thân tôi không thấy việc dạy thêm – học thêm là xấu, vì sau khi trải qua hơn 30 năm đi học, cả ở Việt Nam và nước ngoài, tôi thấy đó là nhu cầu tự thân.

Mỗi học sinh có năng lực khác nhau, nên có em sẽ cần học bổ sung để không bị áp lực về tâm lý khi đi vào học lớp chính cùng các bạn. Còn nếu lý tưởng ra, cứ thu xếp những em có cùng học lực học cùng nhau thì hay quá, vì chúng sẽ ở cùng một trình độ mà tiếp thu, mà tiến bộ.  

Ở Mỹ, khi lên đến cấp 3, rất nhiều gia đình có điều kiện phải trả nhiều tiền cho việc học thêm, luyện thi các bài trắc nghiệm, nhằm giúp cho có điểm cao và dễ xin vào các trường uy tín.

Với phụ huynh Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc, câu chuyện học thêm và luyện thi đã trả thành “truyền thống”, vì họ tin là nếu con họ không học thêm thì không cạnh tranh được với những bạn cùng lứa…

Ở Việt Nam hiện nay, dù có lệnh cấm dạy thêm – học thêm tràn lan nhằm giảm tải học tập, nhưng rất nhiều các cuộc thi vẫn được tổ chức thường xuyên trong trường học.

Thêm nữa, ví dụ như tiếng Anh, việc dạy và học trong trường không giúp các em nói được, viết được tiếng Anh. Vậy nên hầu hết cha mẹ có điều kiện đều phải đưa con đi học thêm tiếng Anh ngoài trung tâm với mức học phí không hề rẻ.

Gần đây, những quảng cáo và thông tin về các khóa học bồi dưỡng kiến thức online cho học sinh từ cấp mầm non cũng được phủ sóng trên các phương tiện truyền thông.  

Vậy, khi chúng ta nói đến cấm dạy thêm – học thêm tràn lan trong trường, nhưng chúng ta có thể cấm hết các trung tâm dạy thêm ở bên ngoài không? Chúng ta có thể cấm hết việc dạy thêm online không?

Trong khi có quá nhiều “nút thắt” trong hệ thống giáo dục hiện nay, thì việc tiếp cận và tìm ra giải pháp hữu hiệu cho cải cách và giảm tải chương trình học, có lẽ nên là tìm ra một chính sách lương và ưu đãi nghề nghiệp để thu hút những người giỏi, những người tận tâm với giáo dục.

Đi cùng với điều đó là vận động giáo viên, phụ huynh tập trung vào việc học chính khóa, chỉ cho học thêm khi học sinh thực sự cần.

Mong là các nhà làm chính sách về giáo dục có thể khảo sát nhanh với các nhà giáo, tìm hiểu xem liệu để chỉ dạy và học trong giờ cho học sinh từ cấp 1 – cấp 3 thì họ cần điều gì?

Nếu không có giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh, thì không có cách nào cho con em chúng ta giỏi lên được. Vậy, hãy “yêu” thầy cô như bố mẹ tôi, như tôi và con tôi đã yêu, để tìm hiểu xem có cách nào chúng ta làm tốt hơn sự nghiệp dạy học này.

Nguyễn Thị Lan Hương(NewAsia Global Learning)

Tác Giả:Thể thao
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái