Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư Sửa đổi,ựkiếnđánhgiáhọcsinhTHCSTHPTbằngnhậnxétkếthợpđiểmsốkeo nha cai.men bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT. Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo Thông tư này là việc sẽ kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số với hầu hết các môn học.
Hiện nay, các môn học như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục đang được đánh giá theo hình thức nhận xét kết quả học tập; môn Giáo dục công dân được đánh giá bằng hình thức kết hợp giữa cho điểm và nhận xét kết quả học tập. Các môn học còn lại được đánh giá bằng việc cho điểm.
Tuy nhiên, dự thảo Thông tư Bộ GD-ĐT đang xin ý kiến góp ý đã thay đổi nội dung “đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại” bằng “kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số đối với các môn học còn lại”.
Như vậy, các môn còn lại như Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý, Ngoại ngữ sẽ được đánh giá theo hình thức kết hợp nhận xét và chấm điểm.
Dự kiến đánh giá học sinh THCS, THPT bằng nhận xét kết hợp điểm số
Dự thảo ghi rõ, việc đánh giá bằng điểm số dựa trên kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành. Kết quả đánh giá được cho điểm theo thang điểm từ 0-10 điểm; nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.
Đánh giá bằng nhận xét là sự đánh giá về sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình học tập môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.
Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số, giáo viên sẽ nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học.
Theo dự thảo Thông tư, hình thức kiểm tra đánh giá gồm kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ.
Hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên gồm hỏi – đáp, thuyết trình, viết ngắn (trên giấy hoặc trên máy tính), thực hành, sản phẩm học tập.
Hình thức kiểm tra đánh giá định kỳ gồm bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính; thuyết trình; thực hành; sản phẩm học tập.
Mỗi hình thức kiểm tra đánh giá phải có hướng dẫn cụ thể và được thông báo công khai trước khi thực hiện.
Thúy Nga
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có hướng dẫn dạy học, kiểm tra học kỳ và số cột điểm kiểm tra đánh giá học kỳ 2 năm học 2019 – 2020.