Với mục tiêu phát triển Thuận An thành đô thị loại III đến năm 2015,ậnAnGiữvữngtốcđộtăngtrưởngđểxâydựngthànhcôngđôthịcửangõgiải hạng 2 nganhiều chương trình, định hướng và kế hoạch đã được Đảng bộ huyện thông qua. Đểxứng đáng là đô thị cửa ngõ của tỉnh, trước mắt Thuận An xác định phải giữ vữngtốc độ tăng trưởng kinh tế, từ đó mới có điều kiện để hướng đến phát triển cáckhu đô thị tương lai.
Giữ vững tốc độ tăng trưởng
Mục tiêu của Thuận An từ nay đến năm 2015 là giá trị sản xuất ngànhcông nghiệp tăng bình quân từ 15 - 16%/năm, chủ yếu tập trung phát triển cácngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến gắn với đổi mới công nghệ đểngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu, khuyến khích đầu tư giá trị giatăng trong các khu, cụm công nghiệp hiện hữu, không đầu tư ngoài khu công nghiệp(KCN). Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống theo hướng đổi mới côngnghệ, kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả sản xuất. Tiếp tục di dời các ngành sản xuấtô nhiễm ra khỏi khu dân cư, đô thị theo quy hoạch của tỉnh. Đầu tư xây dựng đồngbộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài KCN và khu dân cư đô thị, nhất là hệ thống cấpthoát và xử lý nước, các tuyến giao thông nối liền khu, cụm công nghiệp với khudân cư, KCN - dân cư với vùng du lịch sinh thái.Về thương mại - dịch vụ, giá trịsản xuất tăng bình quân từ 22 - 23%/năm. Do đó, Thuận An cần phải tập trung đẩymạnh việc thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ,bằng nhiều chính sách huy động các nguồn lực, kêu gọi và hỗ trợ tích cực các dựán đầu tư hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại - dịch vụ gắn với đô thị, KCNvà vùng dân cư tập trung theo quy hoạch. Bên cạnh đó, Thuận An sẽ tập trungphát triển mở rộng các ngành dịch vụ như cung ứng điện, bưu chính - viễn thông,giao thông - vận tải, cấp nước, ngân hàng, tín dụng, nhà ở cho công nhân và cácdịch vụ công cộng. Cùng với đó là phát triển hệ thống thương mại đa dạng về loạihình và phương thức kinh doanh, đặc biệt khuyến khích phát triển mạnh dịch vụnhà ở đủ tiêu chuẩn, vui chơi giải trí, suất ăn công nghiệp và dịch vụ trangtrí, hoa kiểng cho các công trình xây dựng, khu cụm công nghiệp, công viên, tụđiểm công cộng.
Một góc đô thị Lái Thiêuhiện hữu (Ảnh Quốc Chiến)
Trên lĩnh vực nông nghiệp, Thuận An xác định giá trị sản xuất của ngànhnày sẽ tăng bình quân từ 2 - 2,5%. Do vậy, giải pháp đặt ra là cần tăng cườngcông tác đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng ngành nôngnghiệp và tiếp tục thực hiện dự án nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái Lái Thiêu,gắn ổn định diện tích và xây dựng thương hiệu vườn cây ăn trái ở các xã vensông Sài Gòn, phát triển mạnh các dịch vụ nông nghiệp, nhất là hoa kiểng, cây cảnh;sản xuất rau sạch ở những địa phương có điều kiện. Bên cạnh đó là khuyến khíchphát triển chăn nuôi tập trung có tính chất công nghiệp gắn với việc bảo đảm vệsinh môi trường, nuôi trồng thủy sản, cá kiểng có giá trị kinh tế cao; tiếp tụcthực hiện có hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể...
Phát triển các khu đô thị tương lai
Theo định hướng phát triển các khu đô thị của huyện Thuận An đến năm2015 thì đô thị Lái Thiêu sẽ là trung tâm chính trị, hành chính và dịch vụ. Nơiđây sẽ phục vụ đời sống của người dân vùng Lái Thiêu và khu vực xung quanh cùngvới các dịch vụ chất lượng cao. Đồng thời, Thuận An sẽ chú ý xây dựng các đô thịmới ven quốc lộ 13 với cơ sở hạ tầng hiện đại, khu đô thị đường ven sông mới vàcác trục đường thương mại Nguyễn Văn Tiết, Nguyễn Trãi... Còn khu đô thị An Thạnhsẽ là trung tâm dịch vụ khu vực phía Bắc của huyện, trung tâm dịch vụ đào tạo,mở rộng khu phố chợ hiện hữu, phát triển trung tâm thương mại phục vụ cụm côngnghiệp Thạnh Bình. Khu đô thị Vĩnh Phú là cửa ngõ của Bình Dương nối TP.HCM nênsẽ được xây dựng hiện đại, làm điểm tiếp thị cho thành phố mới Bình Dương. Nơiđây sẽ được xây dựng các khu nhà ở chất lượng cao, các dịch vụ cao cấp, nhàhàng, khách sạn, khu du lịch... gắn cảnh quan sông nước. Đối với các đô thịphía Đông quốc lộ 13 bao gồm Bình Hòa, Thuận Giao, An Phú, Bình Chuẩn thì lấp đầyvà phát triển theo chiều sâu các khu, cụm công nghiệp hiện hữu.
Bên cạnh đó, Thuận An sẽ tăng nhanh các ngành dịch vụ phục vụ công nhânvà người lao động; tập trung đầu tư nhà ở cho công nhân; phát triển các trungtâm thương mại cạnh cửa ngõ vào khu, cụm công nghiệp thay thế dần các chợ tạm dọctheo các trục đường; cải tạo, nâng cấp các đường giao thông nông thôn ở các khu phố, ấp thànhcác đường phố đô thị. Ở các xã khu vực ven sông Sài Gòn gồm Bình Nhâm, Hưng Định,An Sơn sẽ được đầu tư các khu nhà ở chất lượng cao như nhà vườn, nhà ở sinhthái gắn với hệ thống sông rạch và khu du lịch sinh thái Cầu Ngang. Nơi đâycũng quy hoạch phát triển các dịch vụ đường sông như kho cảng, bến thuyền hànghóa, du lịch cùng các trung tâm dịch vụ sông nước, cụm nhà vườn, cụm du lịchsinh thái. Các tuyến đường ven sông Sài Gòn sẽ được xây dựng, bờ sông rạch từngbước được xây kè bảo vệ...
Để đạt được mục tiêu trên, Thuận An sẽ phải hoàn chỉnh quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đề án nâng cấp đô thị huyện ThuậnAn thành đô thị loại III đến năm 2015, quy hoạch chi tiết 1/2000 cho các xã, thịtrấn; tổ chức thực hiện và quản lý theo quy hoạch được duyệt; rà soát điều chỉnhbổ sung các quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất. Song song đó là tập trunghuy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, điều hành, triển khai kế hoạch hợplý để đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên đầu tư cáccông trình giao thông đô thị, nông thôn, hạ tầng du lịch, y tế, giáo dục và cácthiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu của nhân dân.
KỲ TÂN
Theo ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND huyện Thuận An, với vị thế làvùng công nghiệp phát triển, nơi tiếp giáp TP.HCM, Thuận An có nhiều tiền đề cơbản để trở thành một đô thị mới trong tương lai. Trong thời gian tới, Thuận Ansẽ tiếp tục phát huy lợi thế để đẩy nhanh tốc độ xây dựng đô thị phù hợp vớikhông gian phát triển chung của vùng. Để đạt mục tiêu này, Thuận An sẽ cố gắnggiữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế, trong đó có sự gia tăng đáng kể tỷ trọngngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế gắn từng bước phát triển với giải quyết cácvấn đề xã hội, văn hóa đô thị, bảo vệ và cải thiện môi trường.