Là một trong số ít những đạo diễn thuộc thế hệ 8X của Đài Truyền hình Việt Nam,ĐạodiễnPhanDuyLinhnóivềsựthiếuvắngphimhàitrêntruyềnhìkeocai có tới gần 20 năm gắn bó với Đài truyền hình, lăn lộn từ mảng các chương trình hài, giải trí của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) rồi tới các chương trình văn nghệ, dân gian của Ban Văn nghệ và tới nay là một đạo diễn trẻ, Phan Duy Linh có những nhận xét về xu hướng phim hài trên truyền hình.
Đạo diễn Phan Duy Linh từng được lựa chọn làm phim cùng kênh truyền hình Discovery, cũng là người có phim lên sóng đầu tiên Những chiến binh chống tắc đường. Ngoài ra anh còn làm phim Rubic8, phim hài tâm lý cho tuổi thanh thiếu niên Va đập,...
Đạo diễn Phan Duy Linh. |
- Là một đạo diễn có nhiều năm gắn bó với mảng phim hài, anh có thể lý giải về sự vắng bóng của những chương trình hài trên sóng truyền hình?
Sự thiếu vắng những chương trình hài là một xu thế có thể mang tính chu kỳ sau một thời kỳ cực thịnh trên truyền hình. Chúng ta đã chứng kiến từ Ơn giời cậu đây rồi, Gặp nhau cuối tuần, Giọng ải giọng ai, Gương mặt thân quen… gần như phát sóng cùng một giai đoạn, thể hiện sự quan tâm lớn của khán giả tới các chương trình hài. Và đồ thị của những chương trình sang đến giai đoạn nhường chỗ cho những thể loại chương trình khác.
Thế nhưng cá nhân tôi là một đạo diễn theo đuổi nhiều năm với thể loại phim hài thì tôi cũng vẫn đặt niềm tin vào thể loại này sẽ đến những tháng ngày được ưa chuộng trở lại.
- Sự thiếu vắng của phim hài trên sóng truyền hình phải chăng một phần do dàn diễn viên trẻ kế cận chưa đủ để thu hút khán giả?
Thật ra lớp các bạn diễn viên trẻ trưởng thành từ Tiktok và YouTube cũng rất nhiều, họ diễn chưa xuất sắc, nhưng chắc chắn trong hàng ngàn diễn viên trẻ, việc tìm ra những tài năng đặc biệt là điều không khó. Các bạn trẻ diễn viên hiện nay còn có các loại tài năng tổng hợp hơn rất nhiều thế hệ trước. Các bạn có hình thức, có khả năng nhảy, múa, diễn xuất và có cả những kiến thức về online rất tốt. Có lẽ cần một sự thay đổi về lượng để dẫn tới sự thay đổi về chất trong lực lượng diễn xuất trẻ hiện nay.
Đạo diễn Phan Duy Linh có cơ hội làm việc với nhiều nghệ sĩ hài cả gạo cội lần nghệ sĩ trẻ. |
- Quanh đi quẩn lại cũng chỉ từng ấy gương mặt nghệ sĩ hài gạo cội, có cơ hộ làm việc với họ nhiều anh thấy những lớp diễn viên gạo cội có những chuyển biến ra sao?
Bản thân tôi đã có rất nhiều dự án với các diễn viên hài gạo cội, từ các dự án phim hài chiếu rạp, những phim hài Tết hoặc các phim quảng cáo cho các nhãn hàng, thậm chí là các TVC phát thanh, radio và phát trên nền tảng online. Phải nói về mặt kinh tế, họ đang sống rất tốt. Họ không còn đi chạy sô như ngày xưa, không còn phải diễn nhiều, 30 giây diễn xuất của họ giờ đây có giá cả trăm triệu đồng. Chỉ là hoạt động nghề nghiệp không đậm đặc và rõ nét như ngày xưa mà thôi. Tôi nghĩ việc vận động và biến chuyển của xã hội là việc bình thường, thời nào cũng vậy. Đứng yên là tự sát. Vậy chúng ta cần luôn mở lòng để đón nhận mọi sự thay đổi của xã hội.
- Việc các thể loại chính luận được ưa thích hơn trên sóng ví dụ như các phim Người phán xử, Về nhà đi con hay Sống chung với mẹ chồng đã tác động thế nào tới đội ngũ những đạo diễn mạnh về thể loại hài, theo anh?
Chính những người làm phim hài chúng tôi cũng cần có sự thích nghi với thời cuộc. Rất nhiều đạo diễn trong ekip Gặp nhau cuối tuần, Những người độc thân vui vẻ... ngày xưa, giờ đây đã chuyển sang làm phim chính luận. Và đây cũng là dịp hiếm có để chúng tôi trải nghiệm và khám phá bản thân trong những thể loại mới.
Bản thân tôi, chuẩn bị có 2 dự án phim Drama kịch tính lớn và tôi cũng rất háo hức để bản thân có những ngưỡng chinh phục mới, có những trải nghiệm về nghề nghiệp mới và biết đâu tôi lại tìm ra "chân ái" của mình trong thể loại phim này. Đến nghệ sĩ hài như Trấn Thành còn rất thành công với thể loại chính luận thì chúng ta hoàn toàn có quyền ước mơ vào sự trải nghiệm của bản thân trong những bộ môn nghệ thuật mới.
Ngân An
Đổi mới kịch bản, nâng cao chất lượng phim và cự tuyệt hài dung tục là hướng đi mà giới sản xuất phim hài đang nghĩ đến sau một mùa Tết ảm đạm.