Đã nhiều năm nay,khờsoi kèo bóng hôm nay người dân khu phố Long Liên đều biết tới hoàn cảnh của cặp vợ chồng nghèo, rổ rá cạp lại ở tổ 5. Theo lời họ, người "bình thường nhất" trong nhà đó là bà Lê Thị Kiệm, năm nay đã gần 60 tuổi.
Bà Kiệm là đứa con muộn của vợ chồng cụ Trần Thị Muỗng (sinh năm 1928), từ nhỏ đã chậm phát triển trí tuệ. Không được học hành, bà Kiệm sớm bươn chải, đi dọn dẹp thuê ở quán ăn để phụ mẹ lo cho cuộc sống.
Năm 24 tuổi, người ta thấy bụng bà cứ to dần, rồi sinh hạ một đứa con trai, đặt tên là Lê Văn Tiến. Không ai biết cha của đứa bé. Sau khoảng thời gian đấu tranh tư tưởng, mẹ của bà Kiệm cũng chấp nhận đứa trẻ, với ý nghĩ sau này sẽ trở thành chỗ dựa cho con mình lúc về già.
Bà Lê Thị Kiệm (đứng) cạnh người mẹ già và người chồng mù. |
Ánh mắt vô hồn của Lê Văn Tiến, "đứa trẻ" 32 tuổi, con trai duy nhất của bà Kiệm. |
Thế nhưng, sự thật chua xót, càng lớn, cậu bé Lê Văn Tiến cũng dần lộ sự ngô nghê, khờ dại qua những cái nhìn vô hồn. Tiến bị bệnh tâm thần, lại câm và điếc. Vậy là tia hy vọng của bà Kiệm chẳng những tan biến mà còn mở ra cho bà những tháng ngày cơ cực kéo dài.
Cách đây khoảng 7-8 năm, khi đi lễ chùa, bà Kiệm gặp gỡ rồi nên duyên cùng người đàn ông mù tên Phan Xuân Hoàng.
Quyết định đến ở với nhau, bà Kiệm trở thành đôi mắt của ông Hoàng. |
Số phận của ông Hoàng cũng xót xa chẳng kém gì bà Kiệm. Mẹ mất sớm, ông Hoàng sống cùng người cha đến nay đã hơn 80 tuổi. Ngày trước, ông Hoàng từng có một đời vợ, nhưng cuộc sống khó khăn, khi chiếc chiếu tân hôn còn chưa sờn rách thì người vợ đã bỏ ông mà đi.
Cách đây khoảng 10 năm, sau một cơn bạo bệnh, đôi mắt của ông mờ dần rồi mù hẳn. Đôi tai cũng không còn nghe rõ.
Đến với bà Kiệm, ông Hoàng ở rể, bởi bà chẳng thể bỏ người mẹ già đã hơn 90 tuổi thường xuyên đau ốm cùng đứa con tâm thần dại khờ. Giờ đây, trong nhà có thêm một người đàn ông mù, gánh nặng cuộc sống lại đè thêm lên đôi vai người đàn bà bất hạnh.
Có được thùng mì tôm từ thiện, gia đình bà Kiệm sẽ bớt lo toan về miếng ăn trong vài ngày tới. |
Ngoài những đồ ăn từ thiện như gạo, mì gói, chai mắm, chai tương của nhà chùa cho, hoặc các nhà hảo tâm ở gần đó tặng, bà Kiệm còn tranh thủ lúc rảnh đi lượm ve chai để bán. Tuy nhiên, thu nhập từ công việc này quá ít ỏi. Cơm trắng ăn với rau dại là cảnh thường xuyên của gia đình bà.
Ông Đặng Văn Trắc, Trưởng nhóm người khiếm thị, người mù tại thị trấn Long Điền chia sẻ với VietNamNet: “Hiện tại, trong gia đình bà Kiệm, Lê Văn Tiến được hưởng trợ cấp của người khuyết tật, số tiền 480 nghìn đồng/tháng. Cụ Trần Thị Muỗng được trợ cấp của người già 320 nghìn đồng/tháng. Số tiền ấy chẳng thể nào đủ để chi tiêu sinh hoạt cho cả gia đình 4 người”.
Vài ký gạo từ thiện, vài chiếc khẩu trang được đặt trên giường, nơi khô ráo nhất trong ngôi nhà tối tăm, ẩm thấp. |
Trong những lần mạnh thường quân tới giúp đỡ, hoặc có chương trình hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình bà Kiệm cũng được quan tâm, nhưng chẳng thể nào bù được cho những ngày khó khăn, bệnh tật.
Thay mặt cho người dân địa phương và nhóm người mù của thị trấn Long Điền, ông Đắc rất mong bạn đọc Báo VietNamNet chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ cho hoàn cảnh của gia đình bà Kiệm, ông Hoàng có được những bữa cơm tử tế.
Khánh Hòa – Bảo Ngọc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: