Mới chỉ đầu mùa cá mòi ngược con nước nên người dân vạn chài dọc sông Lam từ TP Vinh lên Thanh Chương,ênđêmsăncámòitừcửabiểntrênsôlịch thi đấu hạng nhất anh Đô Lương đều tranh thủ đánh bắt loài các đặc sản này, mang lại thu nhập cho gia đình.
Đã 22h đêm, chị Nguyễn Thị Mai (SN 1987, trú xóm 1, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An) vẫn đang cần mẫn gỡ những con cá mòi sau mẻ lưới. Cách đó không xa, anh Trần Văn Tài (SN 1983, chồng chị Mai) cũng đang buông lưới.
Sau khi cưới, 2 vợ chồng chị Mai sinh được 2 con nhỏ, chưa có một tấc đất cắm dùi trên bờ, cuộc sống cả gia đình loanh quanh trên chiếc thuyền chật chội, lênh đênh chài lưới mưu sinh theo từng năm tháng.
Tay thoăn thoắt gỡ cá, chị Mai chia sẻ: “Mùa cá mòi, vợ chồng gửi các con nhờ ông bà trông, tranh thủ cả ngày đêm đánh bắt. Được từng nào, vào buổi sáng lại chạy đi chợ bán đến trưa mới về. Thường thì dịp này, chúng tôi không có thời gian để chợp mắt nhiều, công việc cứ tất bật liên tục”, chị Mai cho hay.
Cách thuyền chị Mai không xa, anh Trần Văn Nghiêm (SN 1988, trú xã Thanh Hà) cũng đang say sưa gỡ cá mẻ lưới đầu tiên trong đêm nay. Bố mất sớm từ khi đang học lớp 3, anh Nghiêm gắn bó với nghề chài lưới để mưu sinh từ nhỏ. Mẻ lưới đầu tiên, anh thu về được 2 - 3 kg cá tươi roi rói.
“Vợ chồng nuôi 4 người con ăn học nên cũng khá vất vả. Tranh thủ mùa cá mòi, mình phải bám sông, chài lưới để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình”, anh Nghiêm bộc bạch.
Thời điểm này, tại làng vạn chài xóm Giang Tiên (xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương), không khí vào mùa đánh bắt cá mòi rất nhộn nhịp.
Giữa màn đêm tĩnh lặng, hàng chục người tập trung ở một khúc sông cười nói vui vẻ, chờ đến lượt thay nhau buông lưới. Thông thường mỗi lần buông rồi thu lưới mất khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
Dẫn chúng tôi tận mắt chứng kiến người dân đánh bắt cá mòi, ông Nguyễn Viết Tỵ - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Hà thông tin, mùa đánh bắt cá mòi chỉ kéo dài khoảng hơn 1 tháng (từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4 âm lịch).
Cá mòi từ cửa biển ngược dòng Lam, lên tận mạn Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương... Càng ngược nguồn, hấp thụ nhiều phù sa, thịt cá càng dai, thơm, béo.
“Cá mòi thường di chuyển cách mặt sông ở độ sâu 3-5m vào ban ngày và sát mép nước vào ban đêm. Để đánh bắt cá mòi thì phải dùng lưới chuyên dụng, mắt to, dày 3 lớp. Có những hộ dân, mỗi ngày buông lưới 5 - 7 lần thu về từ 20 - 30kg cá. Có thêm thu nhập nên bà con cũng phấn khởi”, ông Tỵ cho nói.
Cá mòi sau khi đánh bắt sẽ được các thương lái đón mua tại bến, nhiều hộ dân cũng tự mình đưa ra các chợ quê, chợ phố để bán. Giá bán dao động từ 25.000 - 50.000 đồng/kg.
“Thường thì khoảng 4 - 5h sáng hàng ngày, chúng tôi phải ra các bến sông để thu mua cá mòi của bà con, sau đó đem ra chợ để bán hoặc nhập cho các nhà hàng. Giá cả sẽ tùy theo kích cỡ to hay nhỏ”, thương lái Hoàng Thủy (SN 1961, trú xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương) cho hay.
Cá mòi có thể chế biến được nhiều món khác nhau thơm ngon, bổ dưỡng như rán dòn, nướng chấm nước mắm tiêu ớt, chả cá… nên rất được người dân ưa chuộng.
Việt Hòa