Vừa làm vừa học tại chỗ
Kỳ Sơn là huyện miền núi biên giới của tỉnh Nghệ An,Đàotạonghềthêutạosinhkếgiúpbàcondântộcổnđịnhcuộcsốchaves – sporting có nghề dệt thổ cẩm và thêu ren truyền thống của người Thái và Mông. Nơi đây có 14 làng nghề dệt thổ cẩm được chính quyền huyện Kỳ Sơn công nhận. Ngoài ra, còn nhiều cơ sở sản xuất như thêu ren Pàn Tầu của người Mông ở các xã Huồi Tụ, Mường Lống...
Nhằm duy trì nghề dệt cổ truyền, huyện Kỳ Sơn, Hợp tác xã (HTX) sản xuất và dịch vụ Hoa Ban Xanh, xã Tà Cạ được thành lập để vừa sản xuất, vừa đào tạo nghề cho bà con trong thôn bản.
Người học ngoài được truyền dạy kỹ thuật thêu, còn được học thêm kỹ năng sản xuất, quản lý và kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Ảnh: HTX Hoa Ban Xanh. |
Chị Vừ Y Ma (Dân tộc Mông) từng tham gia khóa đào tạo, có kinh nghiệm trong việc sáng tạo ra mẫu mới đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng vẫn bảo tồn được nét riêng của thổ cẩm Mông Kỳ Sơn, giờ trở thành trưởng nhóm thêu ren bản Phà Xắc, xã Huồi Tụ của Hợp tác xã Hoa Ban Xanh.
Hợp tác xã chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm có 1 người đứng đầu, vừa chịu trách nhiệm điều hành 60 tổ viên, vừa làm vừa, và vừa truyền dạy nghề. Vừa làm vừa chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.
Sau khi tham gia các khóa học, học viên có thể ở lại làm cho Hợp tác xã hoặc tự đứng ra mở cơ sở sản xuất cho riêng mình, hoặc nhận hàng theo hợp đồng về làm tại gia đình. Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ Hoa Ban Xanh sẵn sàng cung ứng các loại sợi và dụng cụ để dệt thổ cẩm, thêu ren, nhằm giải quyết nhu cầu về lựa chọn nguyên liệu và mua nguyên liệu đầu vào của người sản xuất.
"Nhờ vừa học vừa làm nên dù nhiều công đoạn làm đồ thổ cẩm có máy móc hỗ trợ, nhưng chị em trong Hợp tác xã vẫn giữ cách làm truyền thống. Chị em trong hợp tác xã cùng bảo nhau trồng dâu nuôi tằm, thu hoạch cây lanh, cây bông để làm thành vải, dùng cây cỏ tự nhiên để nhuộm màu, dệt bằng khung, thêu bằng tay. Những sản phẩm mộc mạc nhưng không kém phần tươi tắn của rừng núi Nghệ An, cùng với sự khéo léo từ đôi tay gắn bó với kim thêu từ tấm bé đã làm nên những sản phẩm thổ cẩm đẹp đẽ.", chị Vừ Y Ma chia sẻ.
Bảo tồn giá trị truyền thống cổ truyền
Chị Phan Thị Hồng Thơm, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kỳ Sơn cho biết, từ khi Hợp tác xã đi vào hoạt động bà con dân tộc được học nghề, càng có thêm nhiều sản phẩm thổ cẩm đậm chất truyền thống của vùng núi rừng Kỳ Sơn như khăn quàng, túi, ví, tranh thêu... có mặt tại các điểm du lịch.
Tại Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2018 của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An, Dự án thành lập “Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ Hoa Ban Xanh” của nhóm chị em đến từ xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn đã được trao chứng nhận trong số 43 ý tưởng khởi nghiệp dự thi. Những ý tưởng đào tạo nghề tại chỗ, bảo tồn nghề truyền thống của hợp tác xã được ghi nhận ở các cấp.
Dự án "phát triển chuỗi giá trị thổ cẩm hàng hóa" trên cơ sở phát huy nội lực cộng đồng, đào tạo cho nhân lực địa phương, kỹ năng làm nghề truyền thống đã góp phần tích cực cho kinh tế xã hội trong vùng, đồng thời cũng góp phần giải quyết những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thổ cẩm hiện nay ở địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Không chỉ giúp bà con trong vùng có thêm thu nhập trung bình từ 2-3 triệu/ người/tháng mà Hợp tác xã sản xuất dịch vụ Hoa Ban Xanh còn chung tay tiếp sức bảo tồn các giá trị truyền thống cho vùng dân tộc Kỳ Sơn. Đây là những nền tảng để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Bích Ngọc