Thói quen lái xe là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến bộ bền và hiệu suất hoạt động của phanh. Nắm rõ những quy tắc bảo vệ tuổi thọ của phanh xe ô tô không chỉ giúp người dùng vận hành phương tiện an toàn mà còn tăng độ ma sát cho hệ thống phanh.
Liên tục tăng tốc khi đường tắc
Ở khu vực giao thông đông đúc,ưuýnhữngsailầmlàmgiảmtuổithọcủaphanhxeôtôkết quả ankaragucu chủ phương tiện nên tăng tốc nhẹ để di chuyển, không nên đạp ga mạnh và phanh đột ngột. Thực hiện hành động phanh gấp với tần suất lớn có thể khiến phanh bị cháy và giảm hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, tăng tốc đột ngột và phanh gấp nhiều cũng khiến người lái và hành khách mệt mỏi, choáng váng khi di chuyển.
Quên không hạ, hạ phanh tay chưa hết
Thường xuyên quên hoặc hạ chưa hết phanh tay nhưng đã cho xe di chuyển thì guốc phanh, má phanh vẫn còn áp sát tang trống hoặc đĩa phanh. Khi đó, cho xe di chuyển sẽ tạo ra ma sát lớn giữa má phanh và tang trống sinh ra nhiệt lớn làm cho má phanh có nguy cơ bị cháy, các hệ thống cảm biến gắn trên cụm phanh như hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng có thể bị hỏng. Không những vậy, nhiệt sinh ra lớn có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến nguy cơ phanh mất tác dụng. Đây chính là thói quen tàn phá hệ thống phanh nhanh chóng.
Lái xe với tốc độ cao rồi phanh đột ngột
Nhiều tài xế có thói quen chạy với tốc độ cao rồi lại phanh đột ngột khi gặp chướng ngại vật. Việc phanh đột ngột khi xe đang chạy tốc độ cao sẽ làm cho phanh nhanh bị hao mòn. Do đó, khi muốn dừng xe, tài xế nên nới lỏng chân ga giảm tốc độ cho xe tự trôi rồi mới chuyển sang chân phanh.
Không kéo phanh tay khi đỗ xe
Đây là thói quen phổ biến của nhiều tài xế. Nhiều tài xế cho rằng chỉ cần về số P khi đỗ xe thì xe sẽ đứng yên. Trên thực tế, việc chuyển về số P xe không thể di chuyển do có hộp số giữ lại. Tuy nhiên, nếu các bác tài đỗ xe tại những nơi có độ dốc lớn, xe đang tải nặng…mà không được gài thắng tay thì xe sẽ bị trôi, số P không còn tác dụng, bánh răng cóc sẽ bị mòn.
Đặt chân trái lên bàn đạp phanh
Một số chủ phương tiện khi lái xe có thói quen để chân trái lên bàn đạp phanh. Thói quen này không chỉ làm giảm tuổi thọ của phanh mà còn có thể gây mất an toàn cho người dùng. Trong một vài trường hợp, việc để chân trái lên bàn đạp phanh có thể khiến người điều khiển “đạp nhầm” chân ga và phanh khi gặp chướng ngại vật.
Hiện nay, nhiều đơn vị sản xuất đã trang bị hộp số tự động Steptronic lên ô tô nhằm tối ưu trải nghiệm di chuyển của người dùng. Khi sử dụng số tự động, người điều khiển chỉ cần dùng một chân để nhấn và nhả bàn đạp phanh. Với ô tô số sàn, người lái nên đặt chân trái vào chân côn để tránh hành động đạp nhầm.
Rà phanh khi xuống dốc
Thói quen rà phanh khi di chuyển từ địa hình cao xuống thấp cũng là một trong những sai lầm phá hủy hệ thống phanh ô tô. Nếu người điều khiển thực hiện thao tác rà phanh trong khoảng thời gian dài sẽ tạo ra lượng nhiệt lớn, gây cháy hoặc cong vênh má phanh. Việc này có thể khiến ô tô bị mất phanh khi đang xuống dốc, không kiểm soát được tốc độ, dẫn đến nguy hiểm, chấn thương nghiêm trọng.
Do đó, với xe số tự động, người lái nên chuyển sang chế độ bán tự động. Với xe số sàn, người lái cần tuân theo nguyên tắc “lên dốc số nào, xuống dốc số đó”. Khi đó, hệ thống truyền động sẽ thực hiện chức năng “hãm” tốc độ của phương tiện, giúp hệ thống phanh giảm áp lực vận hành.
Để quá nhiều vật dụng trên ô tô
Không thể phủ định rằng ô tô là phương tiện hữu dụng để chuyên chở nhiều hành lý, hàng hóa. Tuy nhiên, trọng lượng của xe càng lớn, phanh càng phải tạo ra nhiều áp lực hơn để giảm vận tốc phương tiện. Do vậy, để đảm bảo an toàn, chủ xe nên hạn chế để quá nhiều vật dụng không cần thiết nhằm tránh tạo áp lực lên hệ thống phanh ô tô.
Không thay dầu phanh theo định kỳ
Khi sửa chữa, bảo dưỡng ô tô định kỳ, chủ xe cần lưu ý kiểm tra và thay dầu phanh để tránh gây ra hư hỏng dây phanh. Nếu dầu phanh quá cũ, hệ thống sẽ hút hơi ẩm. Điều này có thể khiến xi lanh chính, piston và đường phanh bị ăn mòn. Việc thay dầu phanh định kỳ giúp tăng hiệu quả của hệ thống bộ phận, hỗ trợ người lái di chuyển an toàn. Theo khuyến cáo, người dùng cần thay dầu phanh tối thiểu 1 lần/năm.
Thường xuyên phanh gấp
Hệ thống phanh có nhiệm vụ kiểm soát tốc độ của ô tô. Độ ma sát của phanh hoạt động tỷ lệ thuận với vận tốc của phương tiện. Việc liên tục phanh gấp khiến nền nhiệt tăng cao, dẫn đến giảm độ bền bỉ của bộ phận. Do đó, người lái cần tránh việc điều khiển phương tiện với vận tốc cao và phanh gấp.
Khi di chuyển trong khu vực có mật độ giao thông cao, chủ phương tiện nên đi với vận tốc vừa phải và ổn định. Nếu người lái di chuyển với vận tốc cao, phanh sẽ phải hoạt động liên tục khi gặp chướng ngại vật. Khi đi đường trường, người lái cần tập trung quan sát, dự đoán các tình huống hoặc chướng ngại vật từ xa để chủ động giảm ga và đạp nhẹ phanh.
Hướng dẫn sử dụng hệ thống phanh ô tô đúng cách
Độ bền của phanh ô tô phụ thuộc vào chất lượng sản xuất và tần suất vận hành của phương tiện. Đồng thời, để tăng tuổi thọ cho hệ thống bộ phận, người dùng nên “bỏ túi” một số kinh nghiệm sử dụng phanh đúng cách.
Phanh nhiều lần/nhấp phanh
Khi phương tiện di chuyển với tốc độ cao và phanh đột ngột, xe có thể bị tình trạng bó phanh và gây trượt bánh. Do đó, người lái cần nắm rõ kỹ thuật phanh để tránh bị mất kiểm soát khi vận hành phương tiện. Khi muốn dừng xe một cách nhẹ nhàng, người lái nên đạp - nhả phanh liên tục và dứt khoát. Thao tác này giúp làm giảm áp lực phanh và ma sát, từ đó phương tiện có thể dừng đỗ một cách an toàn. Nắm rõ kỹ năng đạp - nhả phanh không chỉ giúp tăng tuổi thọ hệ thống mà còn có tác động hiệu quả lên lốp và các bộ phận cơ khí. Đồng thời, việc phanh xe đúng cách giúp phương tiện tiết kiệm nhiên liệu và giảm chi phí vận hành.
Rà phanh
Kỹ thuật rà phanh thường được các tay lái chuyên nghiệp sử dụng trong môn thể thao đua xe hoặc các chương trình biểu diễn. Khi vào khúc cua, người lái giữ nguyên tốc độ xe, đồng thời rà phanh với lực vừa phải cho đến khi hết khúc cua. Đây là kỹ năng rà phanh chuyên nghiệp để đảm bảo phương tiện có thể tăng tốc ngay mà không xảy ra độ trễ sau khi nhả phanh.
Người điều khiển xe không nên áp dụng kỹ thuật rà phanh thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến những va chạm khi tham gia giao thông. Do vậy, người lái chỉ nên sử dụng kỹ thuật rà phanh trong tình huống khẩn cấp nhằm giúp xe tránh va chạm và bị lật khi vào cua.
Phanh khẩn cấp (phanh gấp)
Phanh gấp là phản xạ có điều kiện của người lái khi gặp tình huống bất ngờ. Việc đạp phanh gấp và đột ngột có thể gây hậu quả như: Phanh ô tô bị bó cứng; Bánh xe mất ma sát; Xe trượt theo quán tính; Xe bị mất kiểm soát hoàn toàn.
Người lái nên trang bị kỹ năng phanh khẩn cấp để có thể xử lý những tình huống bất ngờ một cách an toàn. Theo đó, người lái đạp mạnh chân phanh cho đến khi bánh xe trượt trên đường, sau đó ngay lập tức nhả chân phanh. Khi phương tiện hết trượt, người lái tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng hẳn.
Nhả phanh tay ô tô trước khi di chuyển xe
Nhả phanh tay ô tô trước khi di chuyển là một trong những “tôn chỉ” mà người lái cần nhớ khi điều khiển phương tiện. Thông thường, người lái có thể quên không nhả phanh hoặc có nhả phanh nhưng chưa tới.
Đối với các mẫu xe được trang bị hệ thống thông minh, phương tiện sẽ đưa ra cảnh báo nếu người lái chưa nhả phanh tay. Tuy nhiên, tính năng này có thể sẽ chưa được trang bị ở những mẫu xe đời thấp. Do vậy, người điều khiển phương tiện cần tạo thói quen kiểm tra phương tiện kỹ lưỡng trước khi lăn bánh.
Hệ thống phanh hoạt động trơn tru mang lại những trải nghiệm an toàn khi di chuyển. Tuy nhiên, những sai lầm phá hủy hệ thống phanh ô tô không những khiến bộ phận giảm tuổi thọ mà còn gây ra nguy hiểm, rủi ro khi vận hành. Nắm rõ những kỹ năng xử lý tình huống và sử dụng phanh ô tô đúng cách giúp người dùng an tâm di chuyển.
Theo VietQ
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dùng phanh tay thay thế phanh chân để dừng xe được không?Mỗi loại phanh đều có tác dụng riêng và việc dùng phanh tay chỉ được coi là phương án cuối cùng nếu phanh chân không còn làm tốt nhiệm vụ dừng xe.