Dù việc dừng đỗ xe ô tô ngược chiều ẩn chứa nhiều nguy hiểm,ểuđúngvềlỗidừngđỗxeôtôngượcchiềuvàmứcxửphạlich bd hang nhat anh gây bức xúc cho những người xung quanh và có thể bị phạt nặng, tuy nhiên nhiều tài xế không nắm được thế nào là hành vi "dừng đỗ xe ngược chiều" trên đường, dẫn đến những hành động sai lệch.
Hai cách hiểu về lỗi "dừng đỗ xe ngược chiều"
Khoản 3, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ: "Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định: Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình".
Còn tại khoản 4, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định: "Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: Bên trái đường một chiều; trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt; song song với một xe khác đang dừng, đỗ;...".
Như vậy, hành vi "dừng đỗ xe ngược chiều" không chỉ là việc dừng đỗ xe trái đường, ngược với chiều di chuyển mà còn là việc để xe dừng đỗ ở bên trái của đường một chiều (gần với dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy).
Mức phạt với hành vi dừng đỗ xe ngược chiều là bao nhiêu?
Theo khoản 2, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), với hành vi "Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;...", người điều khiển ô tô bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng.
Còn theo khoản 11, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trường hợp dừng đỗ xe ngược với chiều lưu thông như đã nêu ở khoản 2, Điều 5 nói trên nếu xảy ra tai nạn, lái xe còn bị tước GPLX từ 2-4 tháng.
Theo các chuyên gia về giao thông, việc dừng đỗ xe ngược chiều trong cả hai trường hợp nêu trên đều rất nguy hiểm, bởi trước khi đến và sau khi di chuyển khỏi vị trí dừng đỗ ngược chiều như vậy, các xe ô tô này chắc chắn phải di chuyển sang bên trái đường, ngược theo chiều lưu thông và có nguy cơ đấu đầu với các phương tiện khác.
Còn trường hợp xe dừng đỗ ở bên trái đường, sát dải phân cách thì ngoài chiếm dụng lòng đường còn có thể dẫn tới tai nạn giao thông nghiêm trọng bởi đó thường là làn đường có tốc độ cao nhất và các phương tiện hay sử dụng để vượt nhau.
Các chuyên gia cho rằng, lý do chính của việc dừng đỗ xe ô tô ngược chiều đến từ thói tuỳ tiện của lái xe. Trong trường hợp cần dừng đỗ, nên đi thêm một đoạn rồi quay đầu xe và đưa xe vào vị trí phù hợp, phía bên phải theo chiều đi của mình.
(Một chiếc xe tải dừng đỗ ngược chiều làm khuất tầm nhìn và gián tiếp gây tai nạn trên đường. Nguồn video: Mạng XH Giao thông)
Với mức xử phạt cho hành vi dừng đỗ xe ngược chiều từ 400-600 nghìn đồng như trên, nhiều chuyên gia về giao thông cho rằng vẫn đang là quá nhẹ và chưa đủ sức răn đe nếu so sánh hành vi nguy hiểm này với một số hành vi tương tự khác. Đơn cử như việc dừng đỗ xe không sát mép đường, dừng đỗ xe trên vỉa hè,... đang bị phạt 800 nghìn đến 1 triệu đồng; còn hành vi điều khiển ô tô đi ngược chiều sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng, tước GPLX 2-4 tháng.
"Theo tôi, cần có sự điều chỉnh mức xử phạt theo hướng tăng nặng hơn để hạn chế tối đa hành vi nguy hiểm này, ít nhất là phải cao hơn việc dừng đỗ xe trái phép. Tôi đề nghị mức phạt là từ 2-3 triệu đồng mới đủ sức răn đe.", một chuyên gia bày tỏ ý kiến.
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hai trường hợp được phép đỗ ô tô trên vỉa hè mà không sợ bị phạtLuật giao thông đường bộ nêu rõ "không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định". Tuy vậy, thế nào là để xe trên hè phố trái quy định thì không nhiều tài xế nắm được.