Trước đó,ọcsinhtiểuhọcởThanhHóabịyêucầucoithichấmbàichékeobongda ngày 14/4, Phòng GD&ĐT huyện Như Xuân có công văn gửi các trường tiểu học, THCS trên địa bàn huyện hướng dẫn về việc tổ chức xem thi, chấm thi học kỳ 2 cấp tiểu học, THCS năm học 2021-2022.
Công văn nêu rõ, Chủ tịch hội đồng coi thi là hiệu trưởng đơn vị sở tại, phó chủ tịch hội đồng coi thi là phó hiệu trưởng, hoặc tổ trưởng chuyên môn của đơn vị khác được điều động đến làm nhiệm vụ. Các trường phân công đủ 2 giám thị/1 phòng thi, trong đó có 1 giám thị tại đơn vị sở tại và 1 giám thị được điều từ đơn vị khác.
Theo các giáo viên nơi đây, việc Phòng GD&ĐT huyện Như Xuân ra công văn như trên là không đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục. Bởi, theo thông tư 27/2020 của Bộ, đối với học sinh bậc tiểu học, việc kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ là do nhà trường tự tổ chức.
Như Xuân là huyện miền núi, việc cán bộ, giáo viên đi coi thi, chấm thi chéo tại các trường cách nhau hàng chục cây số, gây bất tiện, tạo áp lực đối với cán bộ, giáo viên. Không những thế, việc coi thi chéo còn gây tâm lý lo lắng, căng thẳng cho học sinh.
Ông Đỗ Văn Chung, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Như Xuân lý giải, do lâu nay một số trường đánh giá chất lượng học sinh không được chặt chẽ. Do đó, phòng giáo dục đã báo cáo lãnh đạo huyện phương án coi thi chéo, chấm chéo để thực hiện việc đánh giá chất lượng được tốt hơn.
Theo ông Chung, Phòng ra bộ đề thi chung để khảo sát, đánh giá học sinh toàn huyện. Mỗi trường điều động 3 người đi coi thi ở trường bạn (đổi chéo nhau). Đây là việc làm mới, để đánh giá chất lượng giáo dục đại trà đối với học sinh cuối kỳ 2 được khách quan và tốt hơn.
Ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho rằng, việc đổi chéo giữa các trường trong đánh giá học sinh tiểu học là không cần thiết, không phù hợp. Theo đó, Sở đã có ý kiến với Phòng giáo dục huyện Như Xuân thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục.
Lê Dương