Nhiều trẻ em trong lứa tuổi học sinh thường nhịn tiểu,ănbệnhhọcđườngcóthểxảyranếuhọcsinhduytrìthóiquennhịntiểutiệtỷ lệ tỷ số nhịn đại tiện, vì nhiều lý do, trong đó có việc e ngại vì nhà vệ sinh ở trường học không đáp ứng điều kiện sạch sẽ.
Việc nhịn tiểu tiện, đại tiện về lâu dài có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe với bất kỳ ai, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi học đường. Các bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng cho hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý gặp ở khoảng 8% trẻ gái và trên 2% trẻ trai ở lứa tuổi lên 5. Trong đó, thói quen nhịn uống nước, nhịn đi tiểu ở trường học được xếp vào danh sách những yếu tố khiến trẻ dễ bị viêm đường tiết niệu.
Tiểu tiện rất quan trọng với quá trình bài tiết của cơ thể. Thận lọc lượng nước dư thừa và chất thải ra khỏi máu thông qua nước tiểu. Nước tiểu sau đó được chứa ở bàng quang. Thông thường, nước tiểu trong bàng quang đạt 250-800 ml sẽ gây kích thích và muốn đi tiểu.
Thỉnh thoảng nhịn tiểu không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu nhịn tiểu thường xuyên và diễn ra trong thời gian dài, bàng quang có thể sẽ bị kéo căng để có thể trữ được nhiều nước tiểu hơn. Không chỉ bàng quang mà các cơ vòng bên ngoài bàng quang cũng bị kéo căng, giãn ra. Những cơ này rất quan trọng, có chức năng giúp bàng quang giữ nước tiểu để tránh chúng bị rò rỉ ra ngoài. Nếu nhịn tiểu lâu ngày, dây thần kinh bị “trơ”, dẫn đến tình trạng són tiểu.
Khi cơ thể phát ra tín hiệu muốn thải nước tiểu nhưng chúng ta nín, nhịn, bàng quang sẽ đóng, nước tiểu tồn lưu trong thời gian dài làm sản sinh vi khuẩn, lâu ngày có thể dẫn đến một số căn bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi thận, viêm thận, suy thận, thậm chí, có trường hợp vỡ bàng quang khi té ngã như trường hợp người đàn ông trên đây… Việc liên tục nhịn tiểu sẽ khiến cơ bàng quang suy yếu, ức chế cơ thể truyền tín hiệu đến não để giải quyết nhu cầu.
Với trẻ nhỏ, nếu tình trạng nín tiểu tiện, đại tiện diễn ra thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác hại. Trước hết, trẻ sẽ kém tập trung, giảm chú ý khi học tập bởi phải kìm nén nhu cầu sinh lý, sau đó, trẻ dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Trẻ nín đi tiêu, tiểu dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt ở học sinh nữ bởi niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới.
Nâng cao kiến thức phòng, chống nhiễm khuẩn đường tiết niệu - loại bệnh học đường dễ gặp
Một trong những mục tiêu được đặt ra trong Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 là: 100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh.
Nhà vệ sinh xanh, sạch, thân thiện là niềm mơ ước và nhu cầu chính đáng của học sinh, để đảm bảo trẻ được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngay trong trường học, trước hết là thoát nỗi e ngại "giải quyết nỗi buồn" khi có nhu cầu.
Bên cạnh đó, cha mẹ, thầy cô giáo và học sinh cũng cần được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, trong đó có bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, một căn bệnh học đường dễ gặp.
Theo đó, nếu trẻ có cảm giác đau đớn, bỏng rát, luôn luôn muốn đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Dấu hiệu thường gặp là trẻ đi tiểu không tự chủ, đi tiểu thường xuyên; đau khi đi tiểu, tiểu rát, nhiều khi sợ không dám đi tiểu. Máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu đục, có mùi hôi. Ngoài ra, trẻ có thể buồn nôn và nôn; mệt mỏi, ăn kém; sốt, ớn lạnh.
Viêm đường tiết niệu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận kẽ, viêm quanh thận, trào ngược bàng quang niệu quản gây suy thận; áp-xe thận; thận bị ứ nước, ứ mủ… Đôi khi phải cắt bỏ thận do thận hỏng, mất chức năng. Do vậy, bệnh cần được nhận biết sớm để điều trị kịp thời.