Ngành công nghiệp chip toàn cầu rung chuyển do siêu bão
Siêu bão Helene đã tàn phá Bắc Carolina (Mỹ),ànhcôngnghiệpchiptoàncầurungchuyểnOpenAIđượcđịnhgiákhủbxh vô địch mexico khiến hàng chục người thiệt mạng và nhiều người khác mắc kẹt, cuốn trôi nhà cửa, doanh nghiệp, mùa màng, đánh sập điện và nước.
Sau khi đổ bộ Florida vào tối 26/9, siêu bão Helene đã gây ảnh hưởng nặng nề đến 10 bang mà nó quét qua. Theo giới chức Mỹ, đây là cơn bão gây thiệt hại về người lớn thứ hai tại Mỹ trong vòng 50 năm, chỉ sau Katrina.
Helene cũng khiến hai mỏ tại thị trấn Spruce Pine, Bắc Carolina của hai công ty SCR-Sibelco và Quartz – nơi sản xuất khoảng 4/5 thạch anh chất lượng nhất thế giới – phải đóng cửa. Thạch anh là một thành phần quan trọng trong sản xuất bán dẫn.
Các nhà sản xuất chip Đông Á đang gấp rút đánh giá tác động của việc đóng mỏ ở thị trấn Spruce Pine. Vụ việc nhấn mạnh những góc nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu hóa ngày nay có thể chứa đựng những lỗ hổng tiềm ẩn như thế nào.
Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào việc mất bao lâu để mở lại cả các mỏ và các tuyến giao thông với thế giới bên ngoài.
Những “gã khổng lồ” sản xuất chip như Samsung Electronics, Infineon Technologies, SK Hynix và TSMC cho biết, hoạt động ở thời điểm hiện tại chưa bị tác động đáng kể. Các nhà sản xuất tấm silicon như Shin-Etsu Chemical, Sumco và GlobalWafers chịu ảnh hưởng trực tiếp hơn.
Theo hãng nghiên cứu SemiAnalysis, một số công ty trữ hàng tồn kho lớn. Tuy nhiên, nếu tình hình tại ở Spruce Pine kéo dài, họ có thể tìm cách đa dạng hóa nguồn cung thạch anh, giúp các đối thủ của Sibelco và Quartz hưởng lợi.
Các chuyên gia chuỗi cung ứng cho biết, có thể mất vài tuần để các mỏ hoạt động lại, đồng nghĩa với khả năng khan hiếm chip và tăng giá trong bối cảnh các “gã khổng lồ” Silicon Valley đang đổ hàng tỷ USD vào chip AI.
OpenAI được định giá 'khủng'
Theo CNBC, OpenAI vừa khép lại vòng huy động vốn được mong đợi từ lâu với sự tham gia của các “ông lớn” toàn cầu. Vòng gọi vốn do hãng đầu tư mạo hiểm Thrive Capital dẫn đầu với số tiền 1,3 tỷ USD. Microsoft rót khoảng 750 triệu USD, chưa kể 13 tỷ USD đã đổ vào từ trước đến nay. Các nhà đầu tư khác bao gồm Khosla Ventures, Fidelity Management & Research và Nvidia.
Theo Bloomberg, đây là một trong các vụ đầu tư tư nhân lớn nhất lịch sử. OpenAI cũng trở thành một trong ba startup được rót nhiều tiền nhất, cùng với SpaceX và ByteDance. Quy mô đầu tư cho thấy niềm tin của giới công nghệ vào sức mạnh của AI và khao khát nghiên cứu phục vụ sự tiến bộ của công nghệ.
Trên blog hôm 3/10, OpenAI cho biết, nguồn vốn mới sẽ cho phép công ty tập trung củng cố vị trí dẫn đầu trong nghiên cứu AI, tăng năng lực điện toán và tiếp tục phát triển các công cụ hỗ trợ mọi người.
Hồi đầu năm, OpenAI được định giá 80 tỷ USD, tăng từ 29 tỷ USD năm 2023. Sau màn tăng trưởng ấn tượng của ChatGPT, công ty tiếp đà ra mắt các sản phẩm mới cho doanh nghiệp và mở rộng sang tạo ảnh, video bằng AI.
Vị thế của Intel tụt dốc không phanh
Sau Qualcomm, đến lượt Arm ra giá cho bộ phận sản phẩm chip của Intel, cho thấy vị thế của gã khổng lồ bán dẫn Mỹ đang suy giảm từng ngày.
Gã khổng lồ xanh cho biết, đơn vị kinh doanh của họ không phải để bán. Trang Engadget dẫn nguồn tin nội bộ Intel nói rằng, bộ phận này phụ trách kinh doanh PC, máy chủ, chip mạng lưới và một cơ sở đúc. Tuy nhiên, Arm không hứng thú với bộ phận đúc bán dẫn của Intel.
Mười hai tháng trở lại đây, giá trị và vị thế của Intel đang suy giảm nhanh chóng. Tiếp nối khoản lỗ ròng 1,6 tỷ USD của quý II/2024, công ty đã thông báo cắt giảm 15.000 nhân viên - một phần trong kế hoạch tổng thể tiết kiệm 10 tỷ USD.
Tuần trước, công ty tiết lộ kế hoạch chuyển đổi bộ phận đúc đang gặp khó khăn thành công ty con độc lập. Intel đã mất một nửa giá trị thị trường vào năm ngoái và hiện có giá trị 102,3 tỷ USD.
Với việc Intel đang bị “tổn thương” vào lúc này, các đối thủ đã bắt đầu vây quanh. Trước đó, Qualcomm cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tiếp quản công ty.
Bất kỳ vụ sáp nhập nào liên quan đến Arm và Qualcomm đều sẽ là cơn ác mộng về mặt quy định, nhưng thực tế các đề nghị vẫn được đưa ra, cho thấy vị thế tụt dốc của gã khổng lồ bán dẫn một thời nước Mỹ.
11 triệu thiết bị chạy Android nhiễm virus khét tiếng
Theo các nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky SecureList, phần mềm độc hại khét tiếng Necro đã được tìm thấy trong 11 triệu thiết bị chạy Android.
Theo thống kê, dự kiến mọi người sẽ tải xuống 143 tỷ ứng dụng chỉ riêng vào năm 2026. Đây là con số khổng lồ, do đó không ngạc nhiên khi kẻ xấu xác định cửa hàng ứng dụng là một “trung tâm” phát tán virus lý tưởng.
Có một số ứng dụng đã được xác nhận là bị nhiễm, bao gồm Wuta Camera và Max Browser. Ngoài ra, còn có các bản mod WhatsApp từ các nguồn không chính thức mang phần mềm độc hại, cũng như một bản mod Spotify có tên là Spotify Plus. Báo cáo cũng đề cập một số bản mod bị nhiễm của các trò chơi như Minecraft và Melon Sandbox.
Theo báo cáo, phần mềm độc hại bắt đầu xuất hiện trên Wuta Camera từ phiên bản 6.4.2.148 cho đến khi bị phát hiện và xóa trong phiên bản 6.4.7.138.
Trong khi đó, Max Browser đã bị xóa khỏi cửa hàng ứng dụng, nhưng nó đã được tải xuống và cài đặt hơn một triệu lần và chứa trình tải Necro từ phiên bản 1.2.0 trở đi.
Phần mềm độc hại Necro được thiết kế để tạo ra doanh thu cho kẻ tấn công bằng cách chạy các quy trình ở chế độ nền trên điện thoại nạn nhân. Nó tự động mở và nhấp vào quảng cáo bằng các cửa sổ vô hình, do đó ảnh hưởng lớn đến hiệu suất chung của máy.
iPhone 16 ít được ưa chuộng nhất kể từ iPhone 12?Thông tin từ một khảo sát gần đây cho biết, iPhone 16 là phiên bản điện thoại của Apple ít được ưa chuộng nhất kể từ iPhone 12 (năm 2020).