Tiếp tụcchương trình kỳ họp thứ 4,Đềxuấtgiảipháppháttriểnkinhtếkết quả hạng 2 trung quốc chiều 30-10, các đại biểu thảo luận tại Hội trườngvề tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
Các ý kiếnđại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận cơ bản nhất trí với nhiều nội dung đượcđề cập trong Báo cáo của Chính phủ, trong đó đặc biệt đi sâu phân tích, đề xuấtcác giải pháp triển khai thực hiện trong năm 2013.
Cần sự phối hợp đồng bộ trong xử lýnợ xấu
Vấn đề xửlý nợ xấu là một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, đặt câu hỏitại phiên thảo luận. Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) đặt câu hỏi Chínhphủ có giải pháp như thế nào để các ngân hàng thương mại nói chung báo cáo đúngthực chất hoạt động, hạn chế những yếu tố chủ quan, đánh giá sai lệch nợ xấucủa các ngân hàng để từ đó hình thành số liệu đáng tin cậy giúp điều hành vĩ môvề công tác tài chính tiền tệ được hiệu quả.
Giải trìnhrõ hơn vấn đề này trước các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam Nguyễn Văn Bình nêu rõ nợ xấu không phải là một con số cố định mà làcon số biến động theo thời gian. Mặc dù tiêu chí để xác định nợ xấu của Việt Nam phù hợp với tiêu chí quốc tế nhưng ngay cảViệt Namhay quốc tế cũng không có một bộ quy định thống nhất nào về xác định nợ xấu. Dovậy trong xác định nợ xấu, bên cạnh yếu tố định lượng có rất nhiều yếu tố địnhtính, con số nợ xấu có thể khác nhau giữa các tổ chức đánh giá.
Đại biểuQuốc hội thành phố Hà Nội Chu Sơn Hà phát biểu ý kiến. Thống đốcnhấn mạnh chúng ta đã thống nhất và thế giới cũng đã ghi nhận con số đánh giácủa cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này thường là có số tham khảo có giátrị nhất, do vậy còn số xác định nợ xấu mà Ngân hàng nhà nước đưa ra là con sốđược cho là có cơ sở nhất. Về con số này từ đầu năm tới nay, Thống đốc đánh giánợ xấu của ngân hàng phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô.
Thống đốcNguyễn Văn Bình khẳng định, xử lý nợ xấu không chỉ phụ thuộc vào ý trí của hệthống ngân hàng mà cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, lĩnh vực. Về nộidung này, Thống đốc cho biết đã xây dựng Đề án xử lý nợ xấu, trong đó có nhiềunội dung liên quan tới thẩm quyền của Chính phủ, có các nội dung liên quan tớithẩm quyền của Quốc hội và các cơ quan có liên quan khác.
Thống đốcđánh giá, cùng với đề án này và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành là cơ sởvững chắc để xử lý nợ xấu. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, theo Đề án đãtrình và Chính phủ đã thông qua thì năm 2015 đưa nợ xấu ngân hàng dưới 3% theođúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Tại phiênthảo luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã giải trìnhcụ thể trước Quốc hội về nội dung tái cấu trúc ngân hàng. Thống đốc cho biết vềvấn đề này, Chính phủ đã có Đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Hiện nayNgân hàng Nhà nước đang triển khai thực hiện chương trình đã đề ra. Đề án đãvạch ra lộ trình thực hiện 10 năm, đặc biệt là giai đoạn từ nay đến năm 2015,trong đó quy định rõ những việc phải làm trong từng năm một.
Giải đápcâu hỏi của các đại biểu, Thống đốc cho biết, trong Đề án, việc hợp nhất, sátnhập, xử lý ngân hàng yếu kém chỉ là một nội dung trong nhiều nội dung của đềán. Hiện có rất nhiều nội dung khác đang triển khai thực hiện như việc lànhmạnh hoá từng bước thị trường tài chính của các ngân hàng thương mại.
Thống đốcnêu rõ thời gian qua, thực hiện một số giải pháp cụ thể, tình hình tài chínhcủa các ngân hàng thương mại đã được cải thiện hơn. Ngân hàng đã ban hành vàsắp sửa ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp luật mới, đáp ứng được cho giaiđoạn phát triển mới. Liên quan trực tiếp tới việc xử lý các ngân hành thương mạiyếu kém, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, Chính phủ đã thành lập Ủy ban chỉđạo liên ngành do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban và Thống đốc Ngân hàng làm phóban thường trực cùng đại diện các bộ, ban, ngành có liên quan kể cả chính quyềnđịa phương các cấp.
Thống đốccũng cho biết đã có ban chỉ đạo đối với ngân hàng thương mại trong diện phải xửlý, trong đó có đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, chính quyền nhân dâncác cấp... Vì vậy, những đề xuất xử lý không chỉ có ý kiến của Ngân hàng Nhànước mà công khai, minh bạch.
Liên quancác tiêu chí đánh giá, Thống đốc cho biết, trong các văn bản Luật và dưới luậthướng dẫn về hoạt động ngân hàng đã có đầy đủ bộ tiêu chí đánh giá quy định rõthế nào là ngân hàng thương mại thuộc diện phải xử lý. Nhận định quá trình xửlý các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém là quá trình nhạy cảm có thể xảy ratranh chấp do vậy để có đẩy đủ cơ sở để tiến hành xử lý, Thống đốc cho biết cơquan chức năng đã tiến hành đồng thời hai việc. Một mặt cho tiến hành thanh tratại chỗ để hình thành bức tranh toàn diện về ngân hàng đó; đmặt khác, mời kiểmtoán độc lập quốc tế vào kiểm toán. Do vậy kết quả thanh tra cũng như kết quảkiểm toán độc lập cho thấy tất cả các tổ chức tín dụng thuộc diện phải xử lý làrất xứng đáng , phù hợp với quy định của pháp luật.
"Cácquyết định này chúng tôi sẽ chính thức công khai trên các phương tiện thông tinđại chúng", Thống đốc cho biết.
Triển khai nhiều biện pháp bảo vệsức khỏe nhân dân
Tại phiênthảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Thanh (Ninh Bình) đánh giá mặc dù Luật an toànthực phẩm đã có hiệu lực từ ngày 1-7-2011, nhưng tình trạng mất vệ sinh an toànthực phẩm đến nay vẫn diễn ra phổ biến. Việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất,chế biến, bảo quản, nhập khẩu thức ăn, thực phẩm chất lượng kém, độc hại xảy rathường xuyên là nỗi lo, bức xúc của nhân dân.
Đại biểu đềnghị cần tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra đối với các cơ sở sảnxuất, chế biến thực phẩm, kiểm soát kỹ thực phẩm nhập khẩu, quản lý chặt chẽhoạt động thông tin quảng cáo thực phẩm, có biện pháp phản hồi kịp thời cácthông tin sai lệch...
Giải đápnhững băn khoăn của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chorằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Đó là tình trạng nhập lậuthực phẩm không minh bạch, không qua đường chính ngạch qua biên giới; vấn đềphụ gia thực phẩm đưa vào sản xuất do người sản xuất ham lợi... Hiện Bộ Y tế vàBộ Công an đang xây dựng Thông tư tăng cường giám sát trong thời gian tới.
Bộ trưởngcho biết thêm Bộ Y tế đã đưa ra các biện pháp xử phạt nặng, đặc biệt là sẽ rútgiấy phép kinh doanh, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng tất cả cácnhà sản xuất không đạt yêu cầu một cách công khai để người dân từ chối sảnphẩm.
Tại phiênthảo luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã làm rõ hơn các nội dungliên quan đến bảo vệ sức khỏe nhân dân. Về vấn đề quá tải bệnh viện, Bộ trưởngNguyễn Thị Kim Tiến cho rằng đây là thực trạng nhức nhối đối với người dân.Nguyên nhân là do số giường bệnh quá thấp, chỉ đạt 22,5 giường bệnh/một vạndân; số giường bệnh tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, đặc biệtlà các chuyên khoa: ung bướu, tim mạch, ngoại, chấn thương chỉnh hình, nhi,sản.
Nguyên nhânnữa theo Bộ trưởng là sự phân bổ không đồng đều của các y bác sĩ xuống tuyếndưới. Bộ trưởng cho biết Bộ Y tế đã xây dựng Đề án trình Chính phủ và sắp đượcphê duyệt gồm những giải pháp chính là tăng số giường bệnh ở những chuyên khoaquá tải tại Hà Nội và TP.HCM.
Ngoài ra,Bộ Y tế cũng đang phê duyệt dự án xây dựng bệnh viện vệ tinh đối với 5 chuyênkhoa; triển khai xây dựng đề án bác sĩ gia đình tại một số tỉnh quá tải, đi đôivới công tác đào tạo cán bộ.
Trong tháng11 tới, Bộ Y tế sẽ thực hiện đề án đào tạo 100 bác sĩ xung phong về 63 huyệnnghèo. Đây là các bác sĩ tốt nghiệp khá giỏi, được đào tạo một năm chuyên khoacần thiết để tăng cường chất lượng y tế tuyến dưới.
Tại phiênthảo luận, Bộ trưởng Bộ Y tế đã giải trình rõ hơn về giá dịch vụ y tế, bảo hiểmy tế toàn dân và xử lý chất thải y tế.
Ngăn chặn đầu tư dàn trải, kém hiệuquả
Trả lờinhiều câu hỏi của đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề bức xúc trong đầu tư côngđó là tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả kém, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưBùi Quang Vinh cho biết, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liênquan đã đưa ra các giải pháp để từng bước ngăn chặn tình trạng trên.
Tại kỳ họptrước, Quốc hội đã quyết định một trong những giải pháp là rà soát, phân bổ lạitrái phiếu Chính phủ trong 4 năm (2012-2015). Đến nay, toàn bộ danh mục và tiềncủa trái phiếu Chính phủ đã được phân bổ rõ ràng từng danh mục cho địa phương.Bên cạnh đó, năm 2013, nhu cầu đầu tư của các bộ, ngành và địa phương rất lớntrong khi nguồn lực đáp ứng thấp so với yêu cầu. Các địa phương cần chia sẻtrong điều kiện ngân sách rất nhỏ, phân bố cho địa phương tỷ trọng rất lớn.
Bộ trưởngcho biết, qua kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 1792 (về tăng cường quản lý đầutư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ), Bộ Kế hoạch và Đầutư nhận thấy hầu hết cân đối trên Trung ương hỗ trợ địa phương được xiết chặthơn, cơ bản giảm đầu tư mang tính dàn trải, phần lớn tập trung cho công trình.
Bộ trưởngcho rằng, một trong những nguyên nhân của việc dàn trải là do các địa phươngchưa có nhận thức rõ ràng về việc thực hiện Chỉ thị 1792. Bộ trưởng đề nghịđoàn đại biểu Quốc hội các địa phương sẽ giám sát việc bố trí vốn của các Ủyban nhân dân địa phương mình. Đây là biện pháp tốt để chặn lại tình trạng dàntrải nguồn vốn đầu tư tại các địa phương, Bộ trưởng nhận định.
Về xử lý nợxấu, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh giải trình sau khi tiếp thu ý kiến của các đạibiểu quốc hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Chính phủ raChỉ thị về giải quyết vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản. Chỉ thị quy định Chủ tịchUBND cấp tỉnh quyết định bố trí công trình đầu tư không có đủ vốn để thi côngmà gây nợ thì phải tự chịu trách nhiệm.
Hai Bộ Tàichính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất với Chính phủ và Quốc hội xây dựng kếhoạch trung hạn 3 năm 2013-2015 tương tự như đối với trái phiếu Chính phủ. Nhưvậy đến 2015 tất cả các địa phương sẽ biết được mình có bao nhiêu vốn. Căn cứđược ưu tiên là thanh toán phần nợ cơ bản trước rồi mới được bố trí công trìnhchuyển tiếp và đầu tư mới. Đây là giải pháp quan trọng, để các địa phương biếtđược mình có bao nhiêu vốn và không bố trí dàn trải nữa, Bộ trưởng cho biết.
Cũng tạiphiên thảo luận, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã thông báo nhữngsố liệu vi phạm được phát hiện qua thanh tra hoạt động của Tập đoàn Công nghiệpTàu thủy Vinashin từ 2006-2009.
Theo chươngtrình, sáng mai, Quốc hội tiếp tục thảo luận nội dung về kinh tế - xã hội tạihội trường.
Theo TTXVN