Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự) cách thủ đô Hà Nội khoảng 45km,ímậttrongngôichùagầntuổiởHàNộbang xep hang thuy si thuộc địa phận thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, TX Sơn Tây (Hà Nội). Đây là ngôi chùa cổ, hàng năm tiếp đón nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm quan, chiêm bái. Gác chuông của chùa là ngôi nhà 3 gian làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Trên gác treo một quả chuông đúc năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743) và một khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1864). |
Gần gác chuông là tòa bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa, cao 13 m thờ vọng Xá Lợi đức Phật. |
Sau cánh cổng gỗ nhuốm màu thời gian, du khách thực sự bước chân vào không gian tĩnh lặng, mát mẻ của chùa. Hai bên lối đi rợp bóng cây xanh, ríu rít tiếng chim ca. |
Khoảng sân rộng rãi và khu nhà tiếp khách. |
Tấm bia đá cổ cao hơn 1,6m, rộng 1,2 m, dựng trên lưng con rùa đá được khắc vào năm 1634, ghi lại thời gian trùng tu chùa. Đến nay, lớp chữ trên bia đá bị thời gian bào mòn, xuất hiện một số vết nứt ngang dọc. |
Ni sư Thích Đàm Thanh (quản lý chùa Mía) cho biết, trụ trì chùa là ni sư trưởng Thích Đàm Cẩn, hiện đã cao tuổi. Theo tài liệu lưu tại chùa Mía, ngôi chùa này trước đây là một miếu cổ, có từ lâu đời. Năm 1632, cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dong là phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng (1623 – 1657) đã đứng lên xây dựng lại thành ngôi chùa rộng lớn, khang trang. Đồng thời bà khuyến mộ thiện nam, tín nữ các làng Đông Sàng, Cam Thịnh, Mông Phụ… thuộc tổng Cam Giá (tức tổng Mía) hưởng ứng. Tính đến nay, chùa có tuổi đời gần 400 năm. |
Mái ngói thâm nâu của gian thờ phía sau. |
Chùa Mía khá nổi tiếng với các pho tượng nghệ thuật, gồm 287 pho tượng lớn, nhỏ, trong đó có 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng bằng đất luyện được sơn son thếp vàng. |
Ở gian chùa Trung và chùa Hạ có nhiều khối điêu khắc tinh xảo bằng gỗ được làm từ thế kỷ 17. Trải qua thời gian hàng trăm năm, những khối điêu khắc vẫn còn vẹn nguyên nét đẹp. |
Du khách nước ngoài đặc biệt thích thú với kiến trúc trong chùa. |
Dòng chữ cổ khắc trên cột chùa. |
Ni sư Đàm Thanh chia sẻ, để xây dựng ngôi chùa này, đội thợ ngày xưa đã sử dụng số lượng gỗ mít lớn. Tất cả đều được làm thủ công bằng tay. Chính gỗ mít đã làm chùa trở nên độc đáo, vì không sử dụng gỗ lim như một số ngôi chùa cùng thời. |
Năm 1993, chùa Mía được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử - văn hóa. |
Xà ngang chống đỡ vẫn còn rõ những vết sần sùi, thô ráp của gỗ mít. Một số nhà nghiên cứu lý giải, có thể đội thợ xây dựng chùa không muốn đánh nhám cho cột bóng bẩy hơn vì muốn lưu giữ vẻ đẹp nguyên sơ của gỗ. |
Bên cạnh sự độc đáo về kiến trúc, một số người dân trong thôn kể, chùa còn có nhiều giai thoại linh thiêng, trong đó phải kể đến trận lụt lịch sử cách đây 60 năm. Mặc dù bão tố, giông giật ầm ầm, nước lũ dâng khắp nơi nhưng xung quanh chùa vẫn khô ráo và chùa không hề bị hư hại. Hay một số câu chuyện huyền bí, mang màu sắc mê tín rằng, có phật tử ngủ trong chùa, buổi tối thấy các tượng phật cử động, đi lại... Tuy nhiên, ni sư Đàm Thanh khẳng định, đó chỉ là những đồn đại vô căn cứ, không có kiểm chứng. |
Ở chùa Trung có hai pho tượng Hộ pháp lớn và 8 pho tượng Kim Cương. Mỗi pho tượng là hình tượng một võ tướng đang trong tư thế chuẩn bị chiến đấu. |
Không gian chùa Mía với hệ thống cột đỡ bằng gỗ mít nguyên khối. |
Ông Nguyễn Văn Khải - trưởng thôn Đông Sàng cho biết: 'Chùa Mía là ngôi cổ tự gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của bao thế hệ người dân sinh ra và lớn lên ở xã Đường Lâm. Bởi vậy, chính quyền cũng như nhân dân luôn có ý thức bảo tồn và giữ gìn chùa. Tạo điều kiện thuận lợi cho du khách thập phương về thăm'. |
Khi con gái bị các bạn bắt nạt vì mang thân phận trẻ bỏ rơi ở chùa, người mẹ 'đặc biệt' đã xử lý bằng 'chiêu độc' khiến ai cũng nể phục.