Ricoh R8 có vẻ đẹp cổ điển. |
Ở Việt Nam,–giànhưngvẫnkhỏkèo nhà cái tivi dù cái tên Ricoh không xa lạ nhưng máy ảnh của hãng này thì có thể rất ít người biết tới. Chính vì thế mà dù có nhiều mẫu mới, hãng này vẫn tỏ ra khá cầm chừng khi giới thiệu các mẫu của mình tại thị trường này.
R8 ra đời cách đây hơn một năm nhưng các thông số cấu hình của nó cho đến giờ vẫn không bị coi là cũ, đủ để thấy phiên bản này cũng có những bước đột phá đáng kể ở thời điểm ra mắt. Được trang bị cảm biến CCD 10 triệu điểm ảnh, điểm nổi bật của R8 chính là ống kính khá khủng 28 – 200mm (7,1x) trong khi thân hình vẫn duy trì một độ mỏng tương đối. Máy được trang bị màn LCD 2,7 inch, quay phim VGA, bộ nhớ trong 24MB, hỗ trợ thẻ SD và một số tính năng thú vị khác, trong đó không thể không kể tới tính năng chỉnh lỗi đường xiên rất thú vị.
R8 có một thiết kế cổ điển, rất đơn giản, ít đường nét, tạo nên một dáng vẻ khá "sang" cho phiên bản này. Cảm giác về độ "sang" còn được khẳng định với thiết kế lớp vỏ bằng kim loại khiến cho R9 cầm rất đầm tay. Với kích thước không to nhưng cũng không quá nhỏ, có thể nói R8 là một trong những máy du lịch có tay cầm thích nhất. Người chụp không quá lo lắng bị rơi như các phiên bản du lịch theo trào lưu mỏng và nhẹ hóa của các hãng máy ảnh sau này.
Dải ống kính của R8 cũng thuộc hàng "kinh điển" với tiêu cự không giống ai, 28 – 200mm, vừa đủ có cả ống góc rộng lẫn vừa đủ độ tele. Tuy nhiên độ mở vẫn chưa đủ lớn, tại góc rộng nhất cũng chỉ f/3.3, vì thế vẫn thuộc hàng các ống kính chậm trong dòng máy ảnh du lịch đang ngày càng tiên tiến về sau. Tuy nhiên, ống zoom của R8 có một tính năng đặc trưng ít người có, đó là bên cạnh zoom vô cấp, ống zoom này có thể điều chỉnh thành zoom nhảy theo từng cấp độ tiêu cự với 7 bước tương đương 28, 35, 50, 85, 105, 135 và 200 mm
Hỗ trợ cho ống zoom 7,1x là cơ chế chống rung cảm biến. Cơ chế này sẽ nhận diện các chuyển động khi bấm máy dễ gây nên mờ nhòe và sẽ bù lại các chuyển động này để hình ảnh nét hơn. Trên thực tế thử nghiệm, dù không thật xuất sắc nhưng rõ ràng khi zoom hết cỡ, cơ chế chống rung này cũng phát huy hiệu quả đáng kể. Nhưng hiệu quả này cũng chỉ nổi bật ở điều kiện ánh sáng đủ. Ở các điều kiện ánh sáng yếu thì cơ chế này chỉ gỡ gạc được phần nào. Một yếu điểm nữa của R8 ở chỗ cơ chế chống rung cảm biến lại không được hỗ trợ khi máy ở chế độ quay phim.
Máy có ống kính zoom 7,1x. |
Mặt trước của máy được thiết kế khá "sạch sẽ", ống kính chiếm phần lớn nửa bên trái, còn bên phải chỉ có duy nhất đèn flash và đèn hỗ trợ lấy nét. Không có ống ngắm quang, mọi thao tác ngắm và chụp đều phải thực hiện qua màn LCD 2,7 inch. Bù lại, màn này có độ phân giải lớn, tới 460.000 điểm ảnh, khá tốt so với các phiên bản cùng thời. Với độ phân giải cao, khi xem lại ảnh các chi tiết được hiển thị rất sắc nét, có thể nói là một điểm cộng đáng giá cho phiên bản này. Nhưng chính độ phân giải lớn của màn hình và việc phải sử dụng liên tục màn này khiến cho thời lượng pin của R8 không được ấn tượng như các phiên bản khác, chỉ thuộc hàng trung bình với khoảng 270 kiểu mỗi lần xạc.
R8 có một kiểu thiết kế đèn flash khá bất hợp lý. Đèn flash nằm sâu hơi quá về phía tay cầm, vì thế khi cầm máy để chụp, tay người rất dễ che đèn. Thực tế cho thấy khi chụp cảnh thường phải đến kiểu thứ hai người chụp mới nhận thấy cảnh bị tối một phần do đèn đã bị che do vô tình. Vấn đề này sẽ còn trầm trọng hơn với những người có tay to.
Khả năng hoạt động của flash vào khoảng từ 0,25 – 3m trong khi ống chỉ rộng được 28mm, vì thế có thể coi là khá yếu, chỉ đủ sức cho những cảnh chân dung tối trời thông thường mà khó có thể sáng toàn bộ đám đông. Mặc dù có chế độ "soft flash" nhưng đèn vẫn hơi bị quá lóa vùng trung tâm, rất dễ cháy ảnh nhất là khi chụp chân dung đơn.
Đèn flash thiết kế khá bất hợp lý. Ảnh: Dcresource.