TheấuấnkhoabảngvàtinhthầnkhuyếnhọccủanhữnglàngtiếnsĩởBắxem lại trận bóng đáo số liệu thống kê từ bia “Kim bảng lưu phương”, bia “phụ ký” ở Văn Miếu Bắc Ninh thì Bắc Ninh - Kinh Bắc có tới 669 vị đỗ đại khoa (thời kỳ phong kiến). So sánh với các tỉnh trong cả nước, Bắc Ninh - Kinh Bắc có số lượng các vị đỗ đại khoa nhiều nhất nước thời kỳ phong kiến. Theo địa danh, địa giới hành chính hiện nay (8 huyện, thị xã, thành phố), tỉnh Bắc Ninh có tổng số 393 vị đại khoa.
Truyền thống hiếu học khoa bảng Kinh Bắc có nhiều đặc trưng nổi tiếng như: Nhiều dòng họ và làng khoa bảng, vị đỗ thủ khoa đầu tiên, vị đỗ trạng nguyên đầu tiên, vị đỗ đại khoa trẻ tuổi nhất, vị đỗ đại khoa cao tuổi nhất, có dòng họ anh, em, cha, con, bác cháu cùng đỗ đại khoa…
Dấu ấn khoa bảng và tinh thần khuyến học của làng Kim Đôi
Làng Kim Đôi, thuộc phường Kim Chân, thành phố Bắc Ninh, từ lâu được biết đến là vùng đất giàu truyền thống hiếu học, từng được gọi là “làng tiến sĩ” nhờ những thành tích khoa bảng nổi bật.
Dòng họ Nguyễn tại Kim Đôi có nhiều người đỗ đại khoa khi còn trẻ tuổi như Nguyễn Nhân Thiếp đỗ Tiến sĩ lúc 15 tuổi, Nguyễn Nhân Dư đỗ Tiến sĩ năm 17 tuổi và hơn 10 vị đỗ Tiến sĩ ở tuổi 18-21. Dòng họ còn nổi danh với 13 đời liên tiếp đỗ đạt cao, có 5 anh em ruột đỗ Tiến sĩ và cùng làm quan một triều, giữ những trọng trách quốc gia. Kỳ tích này mang về cho làng Kim Đôi 8 chữ “Kim Ðôi gia thế, chu tử mãn triều” (nghĩa là: họ Nguyễn làng Kim Ðôi, áo đỏ áo tím đầy triều) do Vua Lê Thánh Tông ban tặng.
Tinh thần hiếu học của dòng họ Nguyễn không chỉ thể hiện qua các thành tích khoa bảng mà còn qua sự quan tâm đến giáo dục của con cháu. Trong gia phả của dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi ghi lại, từ thế kỷ 15, cụ Nguyễn Cung Thuận khi đó là vị tiến sĩ thuộc đời thứ 5 của dòng họ, đã hiến 8 sào ruộng, ao làm quỹ khuyến học. Sau này, cháu nội cụ, tiến sĩ Nguyễn Năng Nhượng, cũng tiếp nối truyền thống này.
Ngày nay, các thế hệ con cháu làng Kim Đôi vẫn không ngừng học tập, vươn lên trong mọi lĩnh vực. Cả dòng họ hiện đã có thêm 9 tiến sĩ và hàng chục thạc sĩ, hơn 100 người là cử nhân đại học. Hàng năm, ban khuyến học dòng họ Nguyễn thực hiện các hoạt động ý nghĩa như trao cờ khen thưởng cho các gia đình học tập, thăm hỏi học sinh trước kỳ thi, hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn...
Ngôi làng có nhiều người đỗ đại khoa
Lương Xá (xã Phú Lương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) có 8 người đỗ Trạng nguyên và tiến sĩ, góp phần tô điểm cho vùng đất Kinh Bắc nổi tiếng khoa bảng.
Tiêu biểu ở Lương Xá là gia tộc khoa bảng họ Vũ. Đình nguyên Hoàng giáp Vũ Kính là người đỗ đại khoa thứ ba trong làng, khởi đầu trong dòng họ Vũ với 3 người đỗ đại khoa. Em trai ông là Vũ Cẩn đỗ tiến sĩ năm 1556 thời nhà Mạc, con trai ông là Vũ Giới đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu (1577) đời Mạc Mậu Hợp.
Ngoài họ Vũ, họ Phạm trong làng cũng nổi danh với những câu chuyện còn lưu truyền về thần đồng Phạm Quang Tiến.
Lương Xá không chỉ là làng khoa bảng với số lượng tiến sĩ nhiều nhất ở Kinh Bắc, mà còn nổi bật với việc có ba người đạt danh hiệu đỗ đầu - một thành tích hiếm thấy ở bất kỳ làng khoa bảng nào trên toàn quốc.
"Làng đại học" Mão Điền
Ở tỉnh Bắc Ninh có một địa phương thuần nông được gọi là “Làng Đại học” - đó là xã Mão Điền thuộc huyện Thuận Thành trước đây, nay là thị xã Thuận Thành.
Theo thống kê, mảnh đất Mão Điền đã góp cho sự nghiệp trồng người quê hương Bắc Ninh 9 giáo sư, phó Giáo sư, 35 tiến sĩ, hàng trăm thạc sĩ và hàng nghìn cử nhân, kỹ sư, bác sĩ (riêng dòng họ Nguyễn Xuân đã có hơn 700 người)…
Tại Mão Điền, các mô hình khuyến học được xây dựng và không ngừng phát triển. Đến nay, 100% đoàn thể, nhà trường, thôn xóm, các dòng họ đều có chi hội khuyến học.
Các dòng họ đều xây dựng tộc ước, với những quy ước về xây dựng gia đình khuyến học, gia đình văn hóa, trong đó đề ra tiêu chí hàng đầu là có con cháu ngoan, học giỏi. Số hội viên hội khuyến học chiếm tỷ lệ cao so với dân số (khoảng 35% trong khi tỷ lệ trên toàn tỉnh là 12,5%). Số gia đình đạt danh hiệu Gia đình hiếu học đạt đến hơn 75%.
Để tiếp nối truyền thống hiếu học, khoa bảng những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã chủ động cụ thể hóa Nghị quyết 29-NQ/TW bằng các cơ chế, chính sách đồng bộ, chú trọng quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục trên địa bàn tỉnh, khích lệ vai trò của các thầy cô giáo và tinh thần hiếu học của các em học sinh.
Bên cạnh những chính sách của tỉnh, Hội khuyến học ở các địa phương và gia tộc cũng đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo, kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học khoa bảng của quê hương.