Hoảng hốt,ộcsốngsaunămpháthiệnmắcbệnhlạmồhôimáucủanamthanhniênHàNộbóng đá net anh lên mạng tìm hiểu về triệu chứng lạ. Thời điểm năm 2017, thông tin về hiện tượng này rất ít ỏi. Anh đến 2-3 nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân chính xác.
"Lo lắng, hoang mang, liệu có điều trị được hay không, căng thẳng lại thêm căng thẳng?", anh T.A chia sẻ câu chuyện xảy ra năm 2017, khi đó anh 24 tuổi.
Người đàn ông này đến Bệnh viện Da liễu Trung ương, gặp GS.TS Trần Hậu Khang, nguyên Giám đốc Bệnh viện. "Bệnh nhân đến viện với chiếc áo trắng thấm màu đỏ, đôi dép và tấm khăn lau mặt đều có màu hồng nhạt", Giáo sư Khang nhớ lại.
Khai thác bệnh sử, biết bệnh nhân mắc bệnh lạ sau khi gặp cú sốc rất lớn về kinh tế khiến anh suy sụp tinh thần, Giáo sư Khang hướng suy nghĩ đến hiện tượng "mồ hôi máu" rất hiếm gặp. Y văn thế giới đến nay chỉ ghi nhận khoảng 200 ca, riêng Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào.
"Đầu tiên, tôi được lấy mẫu dưới da, bác sĩ cũng yêu cầu tôi chạy vã mồ hôi, lấy mồ hôi đã thấm từ bông rồi đem đi xét nghiệm", anh kể. Hai xét nghiệm đặc hiệu (gồm phản ứng Benzidin và Hemochromogen) giúp thầy thuốc phát hiện hồng cầu trong tuyến mồ hôi và sinh thiết da để xác định sự lưu thông giữa tuyến mồ hôi và các mao mạch.
Giáo sư Khang chia sẻ ông mất một tuần để chẩn đoán chính xác và tìm ra cơ chế gây bệnh. Đó là một đợt căng thẳng rất nặng có thể gây rối loạn thần kinh vận mạch tại chỗ làm tổn hại mao mạch, da và tuyến mồ hôi…
Đơn thuốc được kê kèm theo lời khuyên, thậm chí là yêu cầu phải giảm stress, giúp nam thanh niên dần khỏi bệnh. Đầu năm 2018, bệnh tái phát một lần nữa nhưng mức độ nhẹ hơn. Từ đó đến nay, triệu chứng từng khiến anh hốt hoảng không còn quay lại.
"Hiểu được căn bệnh của mình khiến tôi không phải lo lắng nữa. Cuộc sống tốt hơn, yên tâm hơn", anh kể.
Ca bệnh này là trường hợp mắc mồ hôi máu (ở thể nhẹ) đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam, người tìm ra nó là GS.TS Trần Hậu Khang, trở thành ca điển hình được ghi vào y văn thế giới.
Sau khi Giáo sư Khang công bố ca bệnh này năm 2018, thêm một trường hợp mồ hôi máu được ghi nhận tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, đó là bé gái 7 tuổi ở Hưng Yên. Bé gái này tên D., mắc bệnh ở thể nặng. Ở mức độ này, bệnh nhân có các triệu chứng như máu pha trộn mồ hôi chảy trên một số vùng da cơ thể, đặc biệt là bàn tay.
Một số trường hợp mắc mồ hôi máu thể nặng còn "chảy máu" từ mặt, lỗ mũi, miệng, mắt... Năm 2018, Bệnh viện Phong và da liễu Trung ương Quy Hòa điều trị cho bé gái tên Q.N, thời điểm đó 11 tuổi, quê ở tỉnh Gia Lai. Triệu chứng lạ được gia đình phát hiện ở thời kỳ bé tập trung ôn thi kiểm tra cuối năm học. Mồ hôi tiết qua da ở vùng mắt, mặt, bàn tay có màu đỏ tươi của máu, có ngày bé bị tới 3-4 lần. Những lúc ấy, bé hay bé kêu mệt, đau đầu, cảm giác da vùng mặt căng ra.
Mồ hôi máu là một trong các loại bệnh da hiếm gặp do rối loạn thần kinh/tâm thần, rất hiếm gặp. Biểu hiện lâm sàng của hiện tượng này là mồ hôi tiết ra có lẫn máu. Tùy lượng máu nhiều hay ít mà mồ hôi tiết ra có màu sắc thay đổi như đỏ tươi, hồng, hay hồng nhạt.
Y văn thế giới từng mô tả một số trường hợp mồ hôi máu đặc biệt như tử tù, thủy thủ gặp bão tố trên biển, sợ chết vì mắc trọng bệnh hay căng thẳng trong gia đình. Đa số trường hợp này đều liên quan đến rối loạn tinh thần tột độ như lo âu, sợ hãi, sợ chết, bị stress triền miên.
Theo Giáo sư Khang, tới nay không một phương pháp đặc hiệu nào điều trị khỏi hiện tượng này. Quan trọng nhất là phát hiện và xử lý các bệnh kèm theo, đồng thời giảm stress, lo âu, căng thẳng bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý.
Thức uống lạ giúp người dân vùng quê nghèo sống thọ 100 tuổiNhiều người dân ở thung lũng xa xôi của Pakistan sống tới 100 tuổi có một số thói quen chung, bao gồm uống nước tan từ sông băng.