Theỉtrongmộttuầnđãcóbagiámđốccấpcaorờmu vs palaceo xác nhận của Meta, David Mortenson, đứng đầu bộ phận kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của công ty, từ chức với lý do "nghỉ ngơi để nạp năng lượng". Người thay ông là Santosh Janardhan, một thành viên lâu năm khác thuộc ban lãnh đạo công ty.
Mortenson gia nhập Facebook từ năm 2011. Ông chịu trách nhiệm phát triển và vận hành phần cứng, mạng, phần mềm và trung tâm dữ liệu mà tất cả các dịch vụ của Meta và các công ty con đang hoạt động. Trước đó, ông là Giám đốc phát triển của Microsoft.
Một người phát ngôn của Meta phát biểu: "Trong hơn một thập kỷ, David và nhóm của ông đã có công lớn trong việc mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng của Meta một cách đáng kể, giúp mọi người kết nối, tìm kiếm cộng đồng và phát triển doanh nghiệp tốt hơn".
Mortenson là giám đốc cấp cao và là nhân viên lâu năm thứ ba nghỉ việc trong đầu tháng này, đúng lúc công ty đang gặp nhiều rắc rối. Vào 1/6, công ty "chia tay" Giám đốc vận hành Sheryl Sandberg sau 14 năm gắn bó. Việc Sandberg rời đi được đánh giá là bất ngờ, bởi trước đó bà vẫn là nhân vật có quyền lực thứ hai chỉ sau CEO Mark Zuckerberg.
Người thứ ba vừa thôi việc là Giám đốc phụ trách mảng AI Jerome Pesenti vào 2/6. So với hai thành viên trên, Pesenti có thâm niêm ít hơn với khoảng hơn bốn năm. Tuy vậy, ông có vai trò lớn trong mục tiêu phát triển các công cụ AI, kính thực tế ảo Oculus VR và các tham vọng về metaverse cho Meta thời gian qua.
Hàng loạt nhân vật chủ chốt của Meta đã rời đi thời gian qua, trong bối cảnh công việc kinh doanh của công ty đang đi xuống. Hãng hiện phải đối mặt với lượng người dùng hàng tháng chững lại, cổ phiếu giảm hơn 40% so với năm ngoái và tăng trưởng doanh thu chậm đáng kể.
Cuối năm ngoái, Zuckerberg đổi tên công ty từ Facebook thành Meta, thể hiện rõ tham vọng trong xu hướng metaverse. Tuy nhiên, trong khi công ty chi tiêu mạnh tay vào các sản phẩm vũ trụ ảo, hoạt động kinh doanh quảng cáo của họ cũng gặp khó khăn, một phần do những thay đổi về chính sách quyền riêng tư của Apple và Google.
Meta đang chật vật trong việc giữ chân nhân viên, đặc biệt là những người có trình độ và có vị trí cấp cao. Thậm chí, một số nhân viên còn lo ngại quá trình làm việc tại Facebook có thể là "vết đen" trong hồ sơ của họ trong tương lai.
Hồi tháng 4, Zuckerberg thừa nhận ngày càng nhiều nhân sự rời công ty, nhưng không coi đó là điều xấu. Tại buổi công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022 của Meta ngày 27/4 ông chia sẻ: "Tôi không nghĩ việc nhân viên rời Facebook cho thấy chúng tôi kém ổn định. Đây là điều các công ty luôn đối mặt và phải trải qua để lựa chọn được đúng người".
(Theo Saostar)
Facebook - dưới 1 cái tên mới và bị ràng buộc bởi 1 điểm đến mới - vẫn chỉ có độc 1 thuyền trưởng là Mark Zuckerberg.