"Ngay sau khi nghi ngờ và kiểm tra lại,ịlừatriệuđồngvìbấmvàolinkchuyểntiềngiảbotafogo sp tôi thấy tài khoản mình đã bị trừ mất 300 triệu đồng", Nguyễn Tuấn Anh, nhà thiết kế nội thất tại TP.HCM, chia sẻ với Zing. Tuấn Anh là nạn nhân của một vụ lừa đảo khiến anh mất số tiền lớn vào cuối tuần qua.
Mất số tiền lớn vì sơ suất
Tuấn Anh cho biết mọi việc bắt đầu khi anh có nhu cầu cho thuê một căn nhà tại quận 4, TP.HCM. Sau khi đăng tải thông tin lên trang Chợ Tốt, có người liên lạc với anh qua ứng dụng chat.
Kẻ lừa đảo chủ động gửi hình căn cước công dân để lấy sự tin tưởng. Nhiều người chỉ ra rằng đây có thể là hình đã chỉnh sửa. Ảnh: NVCC. |
Người này cho biết đang ở nước ngoài, thuê nhà trong 1 năm và sẽ bảo vợ tới xem nhà. Tài khoản này còn gửi hình căn cước công dân cho anh Tuấn Anh để tạo sự tin tưởng.
Sau 2 ngày liên lạc, tài khoản nói trên cho biết sẽ chuyển tiền đặt cọc 330 USD, tương đương 7,5 triệu đồng từ nước ngoài. Sau khi người này thông báo, anh Tuấn Anh nhận được một tin nhắn từ số điện thoại Việt Nam với nội dung nhận 330 USD vào tài khoản ngân hàng của mình.
Ngay sau đó, một tin nhắn khác tới, yêu cầu người dùng bấm vào trang web có chữ Western Union (dịch vụ chuyển ngoại tệ nổi tiếng) và nhập OTP từ ứng dụng ngân hàng.
Anh Tuấn Anh đã sao chép mã OTP từ ứng dụng ngân hàng, dán vào trang web. Ngay sau đó, anh cảm thấy có gì đó không đúng.
"Lúc tin nhắn đến, tôi cũng không nhìn kỹ địa chỉ web. Khi bấm vào, tôi thấy danh sách có nhiều ngân hàng, và chọn ngân hàng của mình.
Khi chọn xong, trang web yêu cầu tôi copy mã giao dịch trong tin nhắn. Sau đó người kia liên tục gọi cho tôi, nói tôi chép mã OTP trong app ngân hàng để đưa vào. Lúc đó vì tâm lý muốn chốt nhanh để yên tâm tiền cọc căn hộ nên sơ suất", anh Tuấn Anh chia sẻ với Zing. Sau đó, khi kiểm tra lại thì anh thấy tài khoản của mình đã bị trừ mất 300 triệu đồng.
Sau khi nhập OTP, tài khoản của nạn nhân đã chuyển 300 triệu đồng cho một tài khoản ở ngân hàng khác. Ảnh: NVCC. |
Ngay sau khi phát hiện mất tiền, anh Tuấn Anh đã thông báo tới ngân hàng và công an để điều tra sự việc.
"Ngân hàng ngay hôm đó đã đóng băng tài khoản của tôi. Họ cũng đã chuyển lệnh tìm tài khoản thụ hưởng ngay trong đêm. Tuy nhiên, do vướng ngày Chủ nhật nên họ chưa tìm được ngay.
Tới hôm nay, ngân hàng đã tìm ra người thụ hưởng. Công an quận đã ra lệnh phong tỏa tài khoản đó", anh Tuấn Anh chia sẻ.
Thủ đoạn quen thuộc
Thực tế kiểu lừa đảo thông qua các đường dẫn (link) giả mạo ngân hàng, tổ chức tài chính đã xuất hiện nhiều. Trên một nhóm những người cho thuê nhà tại Hà Nội, từ năm 2019 tới nay đã có nhiều chủ thuê lên tiếng cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo này.
Cách làm chung của kẻ lừa đảo là giả đang sinh sống tại nước ngoài, sau đó sốt sắng chuyển tiền đặt cọc hoặc tiền thuê trước. Họ thường không hỏi kỹ hoặc đưa ra nhiều yêu cầu như khách thuê thông thường, lại chấp nhận chuyển toàn bộ tiền thuê, khiến chủ nhà mất cảnh giác.
Nội dung tin nhắn lừa đảo, với đường dẫn tới trang web tạo trên nền tảng Weebly. Ảnh: NVCC. |
Kẻ lừa đảo còn gửi cả ảnh căn cước hoặc chứng minh nhân dân, các thông tin đầy đủ để chủ nhà tin tưởng hơn. Lấy lý do đang ở nước ngoài, họ yêu cầu thực hiện chuyển tiền qua các dịch vụ nổi tiếng như Western Union hay Moneygram.
Sau khi đã thực hiện lệnh chuyển tiền giả, họ thường giục chủ nhà liên tục, gây tâm lý sốt ruột, muốn thực hiện thao tác nhận tiền nhanh. Nếu người dùng sơ suất và bấm vào đường dẫn trong tin nhắn, nhập mã OTP, kẻ lừa đảo có thể chuyển hết số tiền trong tài khoản.
Năm 2018, ngân hàng Techcombank đã đăng cảnh báo lừa đảo, chiếm đoạt tiền bằng hình thức giả mạo kênh Western Union. Ngân hàng này cũng nêu rõ các địa chỉ trang web thường dùng để giả mạo, đều được lập nên bằng dịch vụ tạo web Weebly.
Theo hướng dẫn của Techcombank, khách hàng cần tránh, tuyệt đối không nhập tên đăng nhập, mật khẩu, mã PIN hay OTP vào các ứng dụng, trang web không do ngân hàng cung cấp.
(Theo Zing)
Những chiêu lừa đảo bằng cách chào mời mua gói bảo hành giả, bán hàng nhái giá rẻ khiến nhiều người sập bẫy.