Minh Lam nhỏ thó,ótxaembétuổichưakịpchữatựkỷlạimắcbệnhungthưkeobongda nằm co người trên giường bệnh. Vừa vô thuốc, mệt mỏi nên con vùi mặt vào gối ngủ. |
Nỗi đau của đứa trẻ tự kỷ bị ung thư hệ tạo huyết
Không có nghề nghiệp ổn định, vợ chồng anh Trần Ngọc Lâm mải lo làm thuê kiếm sống nên ít có thời gian bên con. Từ nhỏ, Minh Lam đã được bà nội chăm sóc, đến khi bà mất, ba mẹ mới dành nhiều thời gian cho con.
Hơn một năm trước, Minh Lam 3 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, ba mẹ đưa đi khám mới biết con mắc chứng tự kỷ. Bao nhiêu vốn liếng đều gom góp, chuẩn bị đưa con đi điều trị thì bất ngờ, tai ương tiếp tục ập đến. Minh Lam bị ung thư. Thật khó để một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ có thể diễn tả được những nỗi đau của mình.
Ba của Minh Lam cho biết, hai lần mổ đầu, bác sĩ đều đưa ra kết luận là viêm hạch mãn tính. Nhưng thấy bướu ngày càng to, vợ chồng anh chủ động đề nghị bác sĩ xét nghiệm thêm một lần nữa. Sau khi mổ lần thứ ba, bác sĩ nạo hết hạch cổ của con để xét nghiệm mới ra kết quả là ung thư hệ tạo huyết.
“Lúc chờ kết quả, chúng tôi cầu nguyện sao cho vẫn đúng như kết luận bác sĩ đã đưa ra trước đó. Nhưng không được!”, anh Lâm nghẹn ngào.
Xót xa đứa trẻ chẳng thể diễn tả nỗi đau của mình, dù là với ba mẹ |
Trước khi nhập viện bệnh viện Ung bướu, Minh Lam vẫn được ba mẹ cho đi học mẫu giáo, mong con tiếp xúc với các bạn nhỏ cùng trang lứa sẽ hòa nhập hơn. Nhưng vì thường xuyên ốm yếu, con đi học chỉ cho có lệ. Đến lớp, dù có chuyện gì, con cũng không thể nói chuyện, không thể giao tiếp với giáo viên.
Trước khi đưa con đi khám tâm lý, anh Lâm chỉ cho rằng, có thể do lần đầu làm ba mẹ nên vợ chồng anh vẫn chưa biết cách chăm sóc và gần gũi với con. Ngay cả mẹ của Minh Lam, người dành nhiều thời gian bên cạnh, chăm sóc nhưng vẫn chưa thể tiếp cận được suy nghĩ của con gái. Đến lúc đưa con đi khám mới biết con bị tự kỷ, còn chưa kịp đưa con đi điều trị thì lại tiếp tục phát hiện ung thư.
Đến nay, đã 5 tuổi, nhưng Minh Lam mới đang tập nói. Con chỉ phát âm được 1 – 2 từ. Dù đau đớn thế nào hay đau ở đâu, con cũng không thể diễn tả, ba mẹ chỉ biết mỗi khi con khóc hay co mình lại. “Nhìn con lúc ấy, lòng chúng tôi cũng thắt lại vì thương con”.
Bán căn nhà xã hội còn đang trả góp để cứu con
Minh Lam là con một. Ngay từ khi cưới nhau, vợ chồng anh Lâm đã bàn bạc với nhau, sẽ chăm lo tốt nhất cho đứa con đầu lòng. Vợ chồng anh không biết rằng, Minh Lam sẽ phải chịu đựng nhiều nỗi đau như vậy. Bao nhiêu tình thương của ba mẹ cũng không thể giúp đứa con gái tội nghiệp.
Vợ chồng anh Lâm không có nghề nghiệp ổn định. Ngày con chưa phát bệnh, vợ anh đi làm bập bõm, xin được việc gì thì làm nấy, còn bản thân anh đi giao hàng thuê. Cả hai công việc đều bấp bênh.
Cũng từ sau khi mẹ anh Lâm mất, họ hàng nhà nội bán ngôi nhà có nhiều thế hệ sinh sống, chia cho các con cháu, mỗi hộ gia đình được 70 triệu đồng. Vợ chồng anh tìm hiểu được một dự án nhà xã hội ở Long An nên dự tính đưa con về đó sống, cuộc sống thôn quê bớt bon chen, xô bồ. Tiền nhà trả góp còn chưa hết thì bé Minh Lam phát bệnh. Bị đẩy vào đường cùng, vợ chồng anh Lâm bán vội căn nhà với giá rẻ, mong có tiền cứu con.
Minh Lam giằng khóc vì đau đớn. |
Để kiếm thêm tiền trang trải viện phí, những ngày Minh Lam khỏe hơn, một mình vợ anh ở viện chăm con, còn anh tiếp tục đi giao hàng, thêm được một đồng thì điều kiện chăm sóc con cũng tốt hơn một chút. Tối đến, hôm nào anh về viện sớm thì vẫn chiếm được một chỗ nằm ngoài hành lang, hôm nào về muộn, anh ngồi ngủ tạm ở một góc nào đó.
Tiền thuốc đỏ cho một liệu trình của con hết 8 triệu đồng, trung bình cứ 2 tuần con lại vô một liệu trình, kèm thêm thuốc uống mỗi ngày là 150 nghìn đồng, số tiền bán nhà của anh chị đã hết từ lâu. Vợ chồng anh phải chạy vạy, vay mượn của họ hàng, bạn bè, rồi thêm vay lãi.
Hiện tại, bé Minh Lam vẫn đang trong cuộc chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Con rất cần những tấm lòng nhân ái, hỗ trợ, cứu giúp để con thêm sức chiến đấu với bệnh tật.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: