Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu
Ngày nay,ảiphápchuyểnđổisốNhậtBảnphaocứusinhchonhiềudoanhnghiệpViệkeo bong da tv trước sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, chuyển đổi số đang là xu hướng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trên thực tế, Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ về cơ chế, pháp lý cho hành trình chuyển đổi số ở mọi lĩnh vực trong đời sống - kinh tế - xã hội, ban hành các chương trình và chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia.
Trong “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng cho quá trình chuyển đổi số.
Đặc biệt, trong Nghị định 80/2021/NĐ-CP, Quyết định 12/QĐ-BKHĐT, Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được rất nhiều ưu đãi khi chuyển đổi số như hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số, hỗ trợ kinh phí để thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số.
Trước sự hỗ trợ mạnh mẽ, các doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh chuyển đổi số như một yếu tố “sống còn”. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)...
Điều này mang lại rất nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên...
Vẫn còn những thách thức
Dù nhận được sự hỗ trợ, thế nhưng quá trình chuyển đổi số diễn ra không thật sự suôn sẻ, nhiều doanh nghiệp vẫn đang đứng ngoài cuộc.
Trong khảo sát do Bộ Công thương và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tiến hành đối với gần 2.700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành công nghiệp về độ sẵn sàng tiếp cận với các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0 thì có tới 82% doanh nghiệp đang ở vị trí mới nhập cuộc; 61% doanh nghiệp còn đứng ngoài cuộc và 21% doanh nghiệp mới bắt đầu nhập cuộc.
Cả nước hiện mới chỉ có 15% doanh nghiệp đang có kế hoạch chuyển đổi số, còn hơn 70% doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số và phản ứng thụ động với thay đổi của thị trường.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam nhưng trình độ khoa học, công nghệ còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990.
Báo cáo cũng nhấn mạnh, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp còn lúng túng, vẫn biết đã đến lúc phải chuyển đổi số nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu và tìm các giải pháp như thế nào. Đây là một “bài toán” khó, nhiều doanh nghiệp chưa tìm ra được “lời giải”.
Hiện nay, sự xuất hiện của một số công ty tư vấn và cung cấp các giải pháp chuyển đổi số đang trở thành “phao cứu sinh” đối với các doanh nghiệp đang gặp khó trong quá trình chuyển đổi số.
Trong đó, IIJ Global Solutions Vietnam, một thương hiệu công nghệ đến từ Nhật Bản, chuyên cung cấp các giải pháp điện toán đám mây và công nghệ bảo mật tiên tiến đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam “chọn mặt gửi vàng” để hoàn tất quá trình chuyển đổi số.
Được thành lập vào năm 2016, IIJ Global Solutions Vietnam là thành viên của Internet Initiative Japan (IIJ) Group - nhà cung cấp dịch vụ Internet thương mại tiên phong của Nhật Bản, một trong những nhà cung cấp nền tảng hạ tầng đám mây lớn trên thế giới kể từ 1992.
Theo IIJ Global Solutions Vietnam, với hơn 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển dịch vụ đám mây theo chất lượng Nhật Bản, IIJ đang vận hành hơn 20.000 máy chủ, 100.000 máy ảo, 500 bộ lưu trữ PB trên 9 quốc gia.
Tại Việt Nam, nhờ công nghệ đám mây hiện đại, “chuẩn” Nhật Bản, IIJ trở thành đối tác công nghệ chiến lược của hàng loạt “ông lớn” trong ngành công nghệ như Veeam, VMware, Palo Alto, Citrix và FPT Telecom.
Ông Ryo Matsumoto - CEO IIJ Global Solutions Vietnam khẳng định: “Chúng tôi không ngừng phát triển để bắt kịp công nghệ tiên tiến về bảo mật và điện toán đám mây toàn cầu để trở thành đối tác uy tín của tất cả các khách hàng”.
Bằng chứng cho giải pháp điện toán đám mây là HI GIO Cloud được phát triển bởi 2 tập đoàn công nghệ lớn là FPT Telecom và IIJ. Sản phẩm này ra đời từ 2017, đây cũng là sản phẩm độc đáo được thiết kế riêng cho thị trường Việt Nam bằng nền tảng kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản kết hợp với hệ thống Data Center đạt chuẩn quốc tế của FPT Telecom, cho đến nay, đã được nâng cấp để phù hợp và thích nghi hơn với quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt.
Ông Nguyễn Sỹ Thắng - Phó Tổng Giám đốc Việt Á Bank cho biết, hiện Việt Á Bank đang sử dụng công nghệ điện toán đám mây HI GIO Cloud như một lợi thế cạnh tranh và tạo ra sự khác biệt.
“Tầm nhìn của Việt Á Bank là trở thành ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam nhờ vào các nền tảng công nghệ số mới nhất. Việc chuyển dịch toàn bộ hệ thống dữ liệu sang điện toán đám mây Private Cloud HI GIO Cloud là một bước đi quan trọng về công nghệ và làm nền tảng cho xu thế ngân hàng số mà Việt Á Bank hướng tới”, ông Thắng nói.
Theo đại diện IIJ, nhờ vào sự hợp tác lâu năm với các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, hơn ai hết, IIJ hiểu rõ nhu cầu và những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng chuyển đổi số. Các dịch vụ, tiện ích do IIJ cung cấp tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là công nghệ HI GIO Cloud hứa hẹn là “lời giải” cho các doanh nghiệp Việt Nam, hoàn tất quá trình chuyển đổi số.
Lệ Thanh