Vốn sinh ra và lớn lên trên vùng đất đỏ bazan,àngkỹsưtrồngdâutâytrênđấtđỏbazanthuvềhàngtrămtriệuđồnhà kèo nhà cái anh Võ Hoàn Hảo (TP.Pleiku, Gia Lai) thấy người dân quanh năm làm cà phê nhưng thu nhập không đủ tái đầu tư.
Lúc này, anh Hảo đã đi học kỹ sư về lĩnh vực nông nghiệp để giúp bà con tìm ra hướng đi với. Ra trường, anh Hảo trở về mảnh đất Gia Lai để sinh sống và tìm ra giống cây phù hợp với thổ nhưỡng, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con.
Ngay từ nhỏ, anh Hảo đã có đam mê trồng các loại rau, quả. Chính vì vậy, anh đã chọn học làm một kỹ sư bảo vệ thực vật. Sau khi ra trường, anh đã xin bố mẹ trồng thử nghiệm cây dâu tây trên đất của gia đình tại xã Ia Yok, huyện Ia Grai, Gia Lai.
Lúc đó, ai cũng phản đối vì loại cây này không thấy ai trồng trên đất có nhiệt độ nóng như ở Tây Nguyên. Bằng những kiến thức tích góp trong quá trình học tập, anh Hảo đã thuyết phục gia đình cho trồng thử nghiệm.
Khởi đầu, anh Hảo đã đi khắp cả nước để tìm hơn 9 loại dâu tây về trồng thử nghiệm trong vườn nhà mình. Hơn một năm ròng rã, anh Hảo đều đặt hết thời gian để quan sát quá trình sinh trưởng của mỗi loại dâu tây.
Cây giống khi được trồng đều bị chết vì không phù hợp, kéo theo là sự tiêu tốn hàng chục triệu đồng đầu tư ban đầu. Không bỏ cuộc, anh vừa trồng thử nghiệm và kiên trì học hỏi cách "thuần phục" cây dâu tây trên vùng đất bazan.
"Trong hơn 1 năm, tôi đã thử nghiệm đến 9 loại dâu tây. Mỗi loại dâu đều có mặt ưu, nhược điểm khác nhau. Sau nhiều thất bại, tôi nhận thấy giống dâu Nhật ngọt phù hợp để phát triển nhất. Bởi lẽ, giống dâu này rất ngọt dù được trồng trên vùng đất nắng nóng, sức chịu hạn cao.", anh Hảo bộc bạch.
Ban đầu, ai cũng nghĩ rằng chỉ có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt mới trồng được dâu tây. Sau một thời gian dài thử nghiệm, chàng kỹ sư trẻ đã thành công chứng minh rằng giống dâu tây sống được trên vùng đất nắng nóng.
Hiện tại, vườn dâu của anh Hảo có diện tích 1,1 ha. Theo đó, anh Hảo đã trồng 1 nửa ở trong nhà lồng và 1 nửa trồng ngoài nhằm để xem trồng theo phương thức nào sẽ thích hợp, chất lượng và năng suất cao.
"Trồng trong nhà lồng thì quả căng bóng, đẹp và to hơn nhưng chua hơn trồng ngoài trời. Ngược lại, trồng ngoài trời rất ngọt nhưng quả xấu và nhỏ. Để khắc phục những khó khăn về thổ nhưỡng khí hậu, mình đã tạo luống và dùng phân hữu cơ để bón cho cây. Với hướng đi này, năng suất không cao nhưng ngược lại cây sẽ phát triển bền vững", anh Hảo phân tích.
Từ năm 2018, anh Hảo đã bỏ gần 100 triệu đồng để mua giống và xây dựng nhà kính theo quy chuẩn để trồng loại giống dâu Nhật ngọt. Sau nhiều tháng, vườn dâu tây phát triển đẹp và cho trái đều nên anh Hảo đã tiếp tục mở rộng diện tích lên 1,1ha.
Theo đó, vì khí hậu ở Gia Lai khác với Đà Lạt nên anh Hảo đã trồng dâu tây trên giàn cao hoặc tạo luống tránh cho quả bị nấm mốc và đảm bảo vệ sinh. Anh thường sử dụng phân hữu cơ như vỏ trấu cà phê ủ hoai, phân bò và nguồn phân trùn quế.
Ngoài ra, anh còn mạnh dạn ứng dụng một số kỹ thuật công nghệ cao trong nông nghiệp như nhà lồng, điều tiết nhiệt độ, độ ẩm… để cây có thể phát triển, sinh trưởng tốt trên mảnh đất bazan.
Để có đầu ra ổn định, anh Hảo đã lập chuỗi liên kết, kết hợp góp vốn với 2 gia đình ở TP.Pleiku và huyện Đăk Đoa (Gia Lai). Hai khu vườn này hiện đang trồng trong nhà lồng với diện tích 800m2. Anh Hảo sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Hiện tại, mỗi ngày anh Hảo xuất bán từ 40-50kg dâu tây Nhật ngọt với giá thành 200.000 đồng/kg. Khi đến với khu vườn của anh Hảo, khách hàng sẽ lựa hái những quả ưng ý.
Phần lớn khách hàng của anh Hảo là những cửa hàng rau sạch ở Gia Lai, Quy Nhơn, Đà Nẵng và Đăk Lăk. Giống dâu Nhật ngọt này chỉ thu hoạch từ tháng 12-3 (âm lịch).
Không chỉ bán quả, anh Hảo còn ươm giống để bán. Cứ mỗi năm vào vụ trồng dâu tây, anh xuất bán từ 25.000-30.000 cây. Tùy loại cây sẽ có giá khác nhau, nếu cây nhỏ thì 7.000 đồng/cây, cây lớn cho trái là 25.000-30.000 đồng/cây. Sau 2 năm trồng, anh Hảo đã thu về gần 1 tỷ đồng từ hơn 1ha cây dâu tây Nhật ngọt.
Từ khi vườn dâu tây hình thành ở xã Ia Yok (huyện Ia Grai, Gia Lai) đã thu hút rất nhiều bà con đến học hỏi kinh nghiệm trồng. Để chăm sóc vườn dâu tây được hiệu quả, anh Hảo đã thuê thêm 5 nhân công tại địa phương để chăm sóc, tưới, bón phân và thu hái. Lúc thu hoạch nhiều, anh còn thuê thêm 2 nhân công thời vụ để giúp thu hái và tạo cảnh quanh du lịch cho khu vườn.
Theo một nhân công tại vườn tâm sự: "Khi làm việc ở vườn dâu, tôi đã được hướng dẫn tỉ mĩ cách chăm sóc cây dâu tây. Đồng thời, chia sẻ những bí quyết để giúp dâu ra quả lớn, ngọt. Tôi cũng mạnh dạn mua giống về trồng thử tại nhà. Đồng thời, đi làm tại vườn cũng thu về từ 150 - 200 nghìn đồng/ngày. Số tiền này cũng phụ thêm lúc đầu năm thiếu việc làm.".
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Đình Thắm (Trưởng Phòng NN và PTNN huyện Ia Grai) cho biết: "Xuất phát từ nghề kỹ sư nông nghiệp, anh Hảo đã mày mò đưa giống dâu tây về trồng là điều rất hay. Tuy diện tích dâu tây nhỏ nhưng lại thu về lợi nhuận lớn và kết hợp được với phát triển du lịch. Đây là hướng đi mới giúp cho bà con trên địa bàn có thể linh hoạt trong chuyển đổi cây trồng, nhất là đối với những vườn cà phê tái canh.".