Trongnỗ lực đưa hàng Việt về phục vụ cho các đối tượng thanh niên (TN),àngViệtđếnvớithanhniêncôngnhânNhưmuốibỏbểbdkq cup anh thanh niêncông nhân (TNCN) các khu nhà trọ, đến nay, Trung tâm Xúc tiến thương mại (SởCông Thương) phối hợp với Đoàn TN đã tổ chức được một số đợt bán hàng giảm giáđến với các địa phương. Chương trình giúp TNCN thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu đờisống với đồng lương ít ỏi trong điều kiện giá cả thị trường tăng cao. Tuynhiên, so với nhu cầu... vẫn còn chưa thấm vào đâu.
Chươngtrình hữu ích
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàntỉnh đã tổ chức được 4 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn và các khu côngnghiệp (KCN) bán hàng giảm giá với tổng doanh thu trên 3,3 tỷ đồng. Đồng thờicó 520 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh tổ chức bán hàng khuyến mại vớitổng doanh thu 1.204 tỷ đồng. Trong đó có 2 phiên chợ vui dành cho TNCN trongTuần lễ TNCN tại Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Dầu Tiếng và Trung tâm hànhchính TX.Dĩ An, thu hút 6.000 lượt TNCN, nhân dân lao động đến tham quan và muasắm. Tại các phiên chợ vui, các DN thực hiện chương trình bán hàng giảm giá choTNCN với tổng giá trị hơn 1,5 tỷ đồng. Trong 2 phiên chợ vui, ban tổ chứcchương trình cũng đã trao tặng 60 phần quà trị giá 24 triệu đồng cho TNCN cóhoàn cảnh khó khăn, tổ chức các chương trình ca nhạc, trò chơi sân khấu... đểTNCN đến tham quan mua sắm và vui chơi.
Nhữnggian hàng lưu động phục vụ thanh niên công nhân
Trưởng ban TNCN (trực thuộc Tỉnhđoàn) Trương Thanh Hậu, cho biết hàng hóa bày bán tại các phiên chợ đều lànhững mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống hàng ngày của TNCN như gạo, nướcmắm, bột ngọt, dầu ăn, đường, đồ điện tử, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình...với giá rẻ nên đã thu hút đông đảo TNCN và người dân. Đây là chương trình hữuích, tạo sự đồng tình và ủng hộ rất cao. Thế nhưng, so với số lượng TNCN đanglao động và sinh sống, thì số đợt và số lượng hàng Việt đưa về địa phương vẫncòn chưa thấm vào đâu. Bởi thời gian bày bán hàng thường rất ngắn (mỗi phiênchợ vui diễn ra trong 2 ngày) nên số lượng TNCN biết và đến với chương trìnhkhông nhiều. Số TNCN được thụ hưởng các chương trình mua hàng chất lượng giá rẻvẫn còn rất ít.
Vẫncòn hạn chế
Công nhân (CN) Nguyễn Thị Loan ở xãTân Định (Bến Cát), cho biết “là chưa khi nào thấy có hàng Việt giảm giá đếnvới khu nhà trọ”. Vậy nên, những TNCN như Loan không có cơ hội hoặc không mặnmà khi phải đi hàng cây số để đến được điểm mua sắm hàng giảm giá dành choTNCN. CN Trần Thanh Đạm, nói vào các phiên chợ vui “mình hay cùng với các bạnđến vui chơi và tham quan các gian hàng. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng có vẻ như xaxỉ so với điều kiện và nhu cầu của người CN ở trọ nên mình cũng mua không đượcnhiều. Nói chung, mua hàng giảm giá thì rất hữu ích nhưng không phải hàng hóanào cũng mua được”. Đó chính là cái khó của DN khi tham gia các chương trìnhnhư thế này. Bởi vì việc tổ chức đưa hàng hóa đến bày bán, cắt cử người trôngcoi, quản lý gian hàng là cả một vấn đề tốn kém, trong khi nhiều mặt hàng bánkhông được nhiều. Phó Bí thư Huyện đoàn Bến Cát Lê Nguyễn Thanh Bình, cho biếtngoài các phiên chợ vui diễn ra trong Tuần lễ TNCN ở một địa điểm nào đó thìTNCN ở các xã vùng xa xôi vẫn hiếm có cơ hội mua hàng chất lượng với giá đãđược giảm.
Có thể nói, so với nhu cầu mua sắmhàng ngày của TNCN thì việc đưa hàng Việt, bán giảm giá dường như vẫn chỉ dừnglại ở mức phong trào chứ chưa thật sự đi vào cuộc sống. Bởi có trường hợp khiphiên chợ diễn ra thì người TNCN chưa được lĩnh lương, đến lúc có tiền thì cácphiên chợ như thế đã không còn. Thiết nghĩ, để TNCN thực sự được thụ hưởng mụcđích tốt đẹp từ chương trình, cần có những động thái tích cực và lâu dài hơnnữa như tổ chức các đợt bán hàng giảm giá đến tận các khu nhà trọ, thành lậpđược một số điểm bán hàng Việt giảm giá cố định tại nhiều địa phương để mọingười có thể mua sắm hàng Việt chất lượng khi có nhu cầu.
THANHHOÀI