(Tiếp theo số báo thứ 5,ầncóthêmnhữngbiệnphápbảovệngưdâlịch thi đấu indonesia ngày 4-8)
Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan nắm bắt thông tin, chứng cứ, trên cơ sở đó tiến hành những biện pháp đấu tranh ngoại giao phù hợp nhằm phản đối các hành vi vi phạm của nước ngoài, bao gồm: Gửi công hàm phản đối; triệu đại diện Đại sứ quán; Người phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu, trả lời báo chí về quan điểm của Việt Nam đối với các vụ việc, đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm và bồi thường thỏa đáng cho ngư dân.
Các bộ, ngành và các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và địa phương đã tổ chức hỏi thăm, động viên và hỗ trợ tàu cá, ngư dân của ta bị tàu nước ngoài tấn công trái phép. Đến nay, cả nước đã có 4.400 tổ/ đội sản xuất trên biển với sự tham gia của 32.000 tàu cá và 192.000 ngư dân để kịp thời hỗ trợ, cứu giúp nhau khi gặp sự cố, thiên tai, rủi ro và bị xua đuổi, vây bắt. Những trường hợp tàu nước ngoài xua đuổi, vây bắt tàu cá và ngư dân ta trong vùng biển do ta quản lý ít xảy ra, nhất là những vụ việc nghiêm trọng, sử dụng vũ khí và gây chết người. Những vụ việc ngư dân ta bị tàu nước ngoài xâm hại chủ yếu là hoạt động đơn lẻ. Sơ bộ trong 5 tháng đầu năm 2016, ta đã yêu cầu hơn 600 lượt tàu cá nước ngoài rời khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam; trong 3 tháng đầu năm tiến hành xử phạt hành chính đối với tàu thuyền các loại vi phạm vùng biển với tổng số tiền phạt là 718 triệu đồng.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nâng cao năng lực quản lý trên biển của các bộ, ngành chức năng để bảo vệ hoạt động khai thác của ngư dân trong vùng biển Việt Nam, kịp thời hỗ trợ ngư dân khi cần thiết. Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan và các địa phương trong việc theo dõi sát tình hình, xác minh, thu thập chứng cứ các vụ việc liên quan; tiếp tục đấu tranh với các nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân ta. (còn tiếp)