Cô Phạm Thị Hằng (sinh năm 1960) nhập viện Bệnh viện Quận 2 trong tình trạng phù nề,ọtnướcmắtthươngconcủangườiđànbàbệnhtậttuổixếchiềkèo nhà cái 888 khó thở. Cậu con trai mới 18 tuổi đưa mẹ vào viện rồi xin về chạy vạy chi phí. Thế nhưng các bác sĩ hiếm khi gặp lại sau đó, tiền viện phí cũng chưa đóng lấy một đồng.
Bác sĩ chẩn đoán, cô Hằng bị viêm phổi, phù phổi cấp khiến cơ thể sưng phù. Sau khi sử dụng thuốc để thải nước ra khỏi cơ thể thì tình trạng phù đã giảm, tuy nhiên sức khỏe của cô vẫn rất yếu. Ngoài ra, cô còn bị suy thận mạn, suy tim.
Bác sĩ Bệnh viện Quận 2 đang thăm khám cho cô Hằng. |
Bởi không có người nhà nên mọi sinh hoạt cá nhân của cô Hằng đều dựa hết vào nhân viên của bệnh viện. Con trai cô chỉ tranh thủ vào với mẹ một lúc buổi tối, hoặc có hôm ở lại cả đêm, nhưng trời còn chưa sáng, em đã phải dậy đi làm.
Nằm viện, cô đơn, phần lớn thời gian cô Hằng ngủ mê mệt. Cô buồn bã: “Nếu có người nói chuyện cùng, tôi có thể nói cả ngày. Nhưng chẳng có ai cả, nên chỉ có thể ngủ thôi”.
Trước đây, gia đình cô mướn phòng trọ ở xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Sức khỏe vốn yếu nên hằng ngày, cô chỉ ở nhà làm nội trợ. Chồng cô thường đi bộ dọc các con đường lên thị trấn để bán vé số. Một ngày cách đây khoảng 2 năm, tai nạn bất ngờ khiến chồng cô tử vong tại chỗ.
“Ngay cả cái hòm cũng phải nhờ mọi người thương xót mà gom góp nhau mua cho ổng nằm”, cô nghẹn giọng.
Hai hàng nước mắt thi nhau chảy trên gương mặt sưng phù của người đàn bà mệnh khổ. |
Vợ chồng cô có đứa con trai duy nhất, đặt tên là Thảo. Họ hi vọng đứa con hiếm muộn lớn lên sẽ hiếu thảo với cha mẹ già. Mà đứa trẻ đúng là hiếu thuận. Không một ngày được đến trường, ngay từ nhỏ, em đã phải đi lượm ve chai, phụ cha kiếm tiền sinh hoạt phí. Cha mất đột ngột, Thảo trở thành chỗ dựa duy nhất của người mẹ ốm yếu.
Cô Hằng tâm sự: “Thằng nhỏ thương mẹ lắm, đi làm tối ngày để lo cho mẹ. Nhưng mà kiếm tiền khó quá, có thời điểm 2 mẹ con bị đuổi khỏi nhà trọ vì không có tiền trả. Rồi nó xin vào làm ở một tiệm bánh tại TP.HCM, chuyển cả tôi vào mướn phòng ở để tiện chăm sóc. Chưa được bao lâu thì tôi phát bệnh nặng, nó bắt phải nhập viện, không thì chết”.
Vốn chi phí điều trị của cô Hằng cũng không tính là nhiều, dự kiến cả đợt điều trị chỉ khoảng 25 triệu đồng. Thế nhưng, đồng lương 5 triệu còm cõi của Thảo sau khi trả tiền nhà trọ hơn 2 triệu thì chẳng còn được bao nhiêu. Vì vậy, từ khi cô Hằng nhập viện đến nay, Thảo chưa đóng tạm ứng viện phí cho mẹ được chút nào.
Không có người chăm sóc, cô Hằng chỉ có thể chìm vào giấc ngủ mê mệt. Đến tối con trai mới vào thăm. |
“Những anh chị em của tôi đều có gia đình riêng hết rồi, ai cũng khó khăn nên chẳng giúp đỡ được gì. Tất cả mọi việc bây giờ đều đổ lên đầu thằng Thảo. Đôi khi, có người hỏi nó chuyện yêu đương, nó chỉ cười đáp, gia đình khổ như vậy, đâu có ai chịu thương nó. Tôi nghe nó nói mà lòng đau thắt lại. Nó sinh ra trong gia đình tôi nên mới phải chịu khổ”, nước mắt của người đàn bà cô độc lặng lẽ rơi suốt buổi trò chuyện.
Thương xót cho hoàn cảnh của gia đình, Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Quận 2 đã thông qua Báo VietNamNet để kết nối với những tấm lòng hảo tâm. Mong sao 2 mẹ con cô Hằng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, để bớt phần gánh nặng kinh tế cho chàng trai 18 tuổi, tương lai của em sẽ bớt cơ cực, chật vật hơn.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: