Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu,ìnhtrạngytếkhẩncấptoàncầutácđộngthếnàkèo pháp gọi đầy đủ là Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng quốc tế (Public Health Emergency of International Concern - viết tắt: PHEIC). Đây là tuyên bố chính thức của WHO do Ủy ban khẩn ban hành Quy định Y tế Quốc tế (IHR) về một cuộc khủng hoảng Y tế công cộng mang tầm khả năng toàn cầu.
Ảnh: Reuters |
PHEIC là một công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế về phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát và phản ứng thông qua bởi 194 quốc gia.
PHEIC được WHO định nghĩa là "một sự kiện bất thường", "tạo thành nguy cơ sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác thông qua sự lây lan của bệnh quốc tế" và có khả năng cần phải có "phản ứng quốc tế phối hợp".
Cho đến nay, WHO đã 5 lần tuyên bố PHEIC.
Vào tháng 4/2009, PHEIC được ban hành lần đầu giữa thời điểm đại dịch H1N1 (Cúm lợn). PHEIC được ban hành lần 2 vào tháng 5/2014 vì bệnh bại liệt trỗi dậy sau một khoảng thời gian gần như bị diệt trừ.
Tháng 8/2014, WHO ban bố PHEIC lần ba để thế giới chung tay đối phó với sự bùng nổ của đại dịch Ebola ở Tây Phi. Hai lần tiếp theo liên quan đến virus Zika năm 2015-2016 và việc bùng nổ Ebola ở Kivu năm 2018-2019.
Quyết định ngày 30/1/2020 liên quan đến dịch bệnh corona Vũ Hán là PHEIC lần 6 của WHO.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus lý giải đây là quyết định nhằm giúp các quốc gia tăng cường khả năng ứng phó, đồng thời hoan nghênh Bắc Kinh đã hành động nhanh chóng để kiểm soát dịch.
"Chúng ta chỉ có thể chặn đứng dịch bệnh nếu cùng hợp tác", ông Ghebreyesus khẳng định và nhấn mạnh thêm rằng "không có lý do" để ra lệnh cấm đi lại và giao thương quốc tế.
WHO là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, có thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế. Tổ chức này tham gia giúp đỡ các quốc gia thành viên, cung cấp những thông tin chính xác và địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người.
Ngoài ra, WHO còn có thể đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người.
Theo quy định, một khi ban bố PHEIC, WHO được phép đưa ra khuyến nghị với tất cả các nước nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh qua biên giới, đồng thời hối thúc các nước có biện pháp theo dõi, chuẩn bị và kiểm soát dịch bệnh.
Tổ chức này còn được phép nêu nghi vấn và yêu cầu chính phủ sở tại cung cấp bằng chứng khoa học giải thích quyết định cấm giao thương và di chuyển, nhưng không có cơ sở pháp lý để áp đặt trừng phạt.
Chính quyền tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, sáng nay (31/1) thông báo có thêm 42 ca tử vong vì virus corona, nâng số người chết do dịch viêm phổi lên 213. Số người nhiễm virus tại nước này đã tăng lên hơn 9.800 sau khi thêm 1.220 trường hợp cho kết quả xét nghiệm dương tính.
Số quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các ca nhiễm corona tính đến hết ngày 30/1 đã lên tới 21, trong đó có Việt Nam.
Thanh Hảo