Facebook,êngiacủaGooglegợiýcáchđểpháthiệntingiảkết quả bóng dá ngoại hạng anh Instagram, Twitter... là những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải tất cả các thông tin được chia sẻ đều hữu ích và đúng sự thật, phần nhiều trong số đó đều là tin giả.
Việc người dùng chia sẻ nhầm tin giả vốn chẳng phải là điều mới mẻ, đơn cử như gần đây diễn viên Quách Ngọc Tuyên, Angela Phương Trinh, Ngô Thanh Vân, Cát Phượng... đã bị phạt 7,5 triệu đồng vì đã chia sẻ thông tin sai sự thật.
Có thể nói, không phải ai cũng có đủ kỹ năng để kiểm chứng nguồn thông tin trước khi chia sẻ trên mạng xã hội.
Để hạn chế việc phát tán tin giả, Google đã cung cấp một số mẹo nhỏ giúp người dùng có thể tự kiểm chứng thông tin dễ dàng.
Tham khảo chéo các nguồn tin tức
Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra thông tin từ những nguồn uy tín như Google News hoặc các đơn vị báo chí. Nếu tin tức chưa được xác thực bởi các nguồn chính thống, nó có thể là thông tin sai sự thật.
Kiểm tra thông tin từ những nguồn chính thống. Ảnh: TIỂU MINH
Kiểm tra hình ảnh
Để thực hiện, bạn hãy nhấp phải chuột lên hình ảnh và chọn “Tìm kiếm hình ảnh trên Google”. Thao tác này sẽ truy ngược lại nguồn gốc của bức hình, giúp bạn biết được hình ảnh này đã được đăng tải trước đây hay chưa, và được đăng tải trong bối cảnh nào.
Xem kỹ liên kết (URL)
Các trang web giả mạo sẽ sử dụng tên miền gần giống với trang chính chủ nhằm đánh lừa người dùng. Điều này khiến cho những ai ít tiếp xúc với Internet rất dễ bị mắc lừa, đặc biệt là các trang web giả mạo ngân hàng.
Xác thực thông tin bằng Fact Check Explorer
Việc xác thực thông tin sẽ giúp bạn biết được đâu là tin thật, đâu là tin giả. Các cách kiểm tra hiện đã được phổ biến rộng rãi trên mạng và được tổng hợp thành chuyên mục trên cơ sở dữ liệu của Fact Check Explorer.
Kiểm tra thông tin có đúng sự thật. Ảnh: TIỂU MINH
Tìm kiếm tài liệu tham khảo của bài viết
Những câu chuyện sai sự thật thường có tiêu đề giật gân để thu hút sự chú ý của người đọc, nhưng chi tiết bài viết lại không hấp dẫn. Nếu bạn không thể xác minh thông tin được trích dẫn (tên của nhân vật hoặc tổ chức), câu chuyện có thể đã được tạo ra có chủ đích.
(Theo Kỷ Nguyên Số)
Thông tin sai lệch là căn bệnh chưa có giải pháp trên các nền tảng xã hội hiện nay. Sự phát triển của vũ trụ ảo (metaverse) có thể sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.