Bộ chỉ số chỉ đạo,ộngànhđịaphươngnàoxếphạngcaovềchấtlượngphụcvụngườidâkeo bong da tv điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử (gọi tắt là bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp) được đưa vào vận hành từ tháng 8/2022.
Với 5 nhóm chỉ số thành phần gồm công khai, minh bạch; tiến độ, kết quả giải quyết; số hóa hồ sơ; cung cấp dịch vụ trực tuyến và mức độ hài lòng, hệ thống bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp nhằm tăng cường giám sát việc thực thi, phục vụ chỉ đạo, điều hành việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương bảo đảm công khai, minh bạch, cá thể hóa trách nhiệm, đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Theo kết quả được đánh giá và công bố trực tuyến theo thời gian thực trên Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn, hiện tại ở khối các tỉnh, thành phố, điểm trung bình của cả nước là 61,5/100 - đạt mức trung bình về quản trị dịch vụ công trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Trong khi đó, điểm trung bình của khối các bộ, ngành là 43/100, ở mức yếu.
Số liệu được công bố công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia còn cho thấy, trong 63 tỉnh, thành phố, có 8 địa phương gồm Hà Nam, Nam Định, Cà Mau, Bắc Giang, Lâm Đồng, Hòa Bình, Bình Phước và Thái Bình được xét từ mức khá trở lên. Hà Nam và Nam Định là 2 tỉnh có tổng điểm đánh giá cao hơn cả, lần lượt là 81,43 và 80,66.
Cụ thể, Hà Nam được đánh giá cao hơn cả ở 2 chỉ tiêu thành phần là tiến độ giải quyết và mức độ hài lòng. Ba chỉ tiêu có điểm cao hơn cả của Nam Định là tiến độ giải quyết, dịch vụ công trực tuyến và mức độ hài lòng.
Ở khối 19 bộ và cơ quan ngang bộ, không có cơ quan nào được đánh giá mức xuất sắc và tốt. Sáu bộ, ngành có tổng điểm đánh giá đạt từ trung bình đến khá gồm có Bộ Quốc phòng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và Bộ TT&TT. Trong đó, Bộ Quốc phòng và EVN là 2 đơn vị dẫn đầu khối các bộ, ngành, với tổng điểm đánh giá lần lượt là 73,98 và 70,4.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, trong 4 tháng đầu năm nay, các bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình. Nghị định 42 của Chính phủ đã quy định rõ, dịch vụ công trực tuyến toàn trình là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, được thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng, còn kết quả được trả trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
Với Cổng dịch vụ công quốc gia, tính đến hết tháng 4, Cổng đã cung cấp 4.405 dịch vụ công trực tuyến, có hơn 6,35 triệu tài khoản đăng ký và trên 1,65 tỷ lượt truy cập tìm hiểu thông tin. Cũng đến cuối tháng 4, Cổng đã có trên 188,8 triệu hồ sơ đồng bộ; hơn 14,2 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích; 13,1 triệu hồ sơ trực tuyến từ Cổng; và hơn 8,3 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 4,99 nghìn tỉ đồng.
Hồi giữa tháng 4, Bộ TT&TT đã có văn bản đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả, tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo dịch vụ dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.
Cũng trong tháng 4/2023, Văn phòng Chính phủ đã đề nghị người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương cùng Tổng giám đốc 2 đơn vị là EVN và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung hoàn thành việc tái cấu trúc quy trình, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan mình trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo đúng tiến độ và chất lượng đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Các bộ, ngành, địa phương cũng được đề nghị tập trung rà soát, hoàn thiện các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công cấp bộ, tỉnh theo hướng thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc lấy người dùng là trung tâm. Thời hạn hoàn thành nhiệm vụ này chậm nhất là tháng 9/2023.
Các bộ, ngành, địa phương còn cần thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, không để xảy ra tình trạng nhiều hồ sơ trực tuyến giải quyết chậm, muộn hoặc không được tiếp nhận, xử lý như năm 2022 của một số bộ, địa phương: Bộ Y tế, Bộ KH&CN, Ninh Thuận… Đồng thời, công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công tại cơ quan, đơn vị mình.
Thủ tướng: Đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng mang lại kết quả thực chấtNăm 2023, Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số tập trung chỉ đạo, điều phối các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng mang lại kết quả thực chất, bền vững, ưu tiên nguồn lực để đạt các chỉ tiêu quan trọng.