Trong cuộc tranh luận,ệsĩnóiđượckhángiảnuôicótựhạthấpmìsố liệu thống kê về west ham gặp nottingham forest khán giả có nuôi nghệ sĩ hay không, đạo diễn Bùi Quốc Bảo đặt câu hỏi tại sao “…. nghệ sĩ sống bằng nghề nghiệp thì phải mang ơn khán giả, phải nghĩ là được khán giả nuôi, phải tri ơn khán giả, phải quan niệm là chén cơm của mình là khán giả ban cho?”. Anh cho rằng “ngành nghề nào cũng phải lao động và nghệ sĩ cũng không ngoại lệ. Đừng tự cho mình cái quyền nghĩ bản thân nuôi nghệ sĩ”.
Tôi có 3 ý phản biện như sau:
Thứ nhất:Anh là đạo diễn, sản phẩm của anh là phim ảnh. Người trả lương cho anh, nuôi sống anh tất nhiên không phải là khán giả. Người đó là chủ đầu tư, là giám đốc sản xuất. Tuy nhiên, nếu bộ phim anh làm ra cho họ không hấp dẫn, không đạt được đủ doanh thu mong muốn hay thí dụ vì phát ngôn này mà bị tẩy chay, liệu khi ấy chủ đầu tư, giám đốc sản xuất có hợp tác với anh nữa hay không? Như vậy, khán giả cũng đang gián tiếp nuôi anh đấy chứ?
Ca sĩ Khắc Việt với khán giả. Ảnh mang tính chất minh họa. |
Thứ hai: Nếu bỏ qua công việc đạo diễn của anh Bảo mà xem xét những người làm nghệ thuật khác như người mẫu, diễn viên, ca sĩ… mà họ trực tiếp sống bằng thu nhập từ khán giả, từ người hâm mộ thì chúng ta cũng cần hiểu rằng quan niệm “khán giả nuôi nghệ sĩ” luôn được hiểu theo ý nghĩa ẩn dụ nhiều hơn nghĩa đen chứ nhỉ?
Ẩn dụ ở đây là gì? Rõ ràng cuối cùng các anh chị nghệ sĩ là người bán hàng với tác phẩm là băng đĩa nhạc, phim ảnh, lời ca tiếng hát… còn khán giả bỏ tiền ra mua những tác phẩm này. Đây là một giao dịch thương mại thuần tuý, và đúng là không ai ban phát hay xin xỏ gì từ ai hết.
Nhưng với một doanh nghiệp “bình thường”, mọi người cũng vẫn nói với nhau rằng khách hàng là thượng đế. Khách hàng là người trả lương, là người nuôi sống doanh nghiệp chứ không phải giám đốc hay kế toán. So sánh đó ngụ ý về sự trân trọng khách hàng nhiều hơn ý nghĩa ai đó thực sự đang nuôi ai đó, phải không?
Thứ ba: Không như các doanh nghiệp “bình thường”, nghệ sĩ đang bán và khán giả đang mua một món hàng đặc biệt. Khi họ mua một tác phẩm nào đó từ anh chị, họ đâu chỉ mua một sản phẩm thuần vật chất? Họ trả tiền cho cả giá trị, tính cách, con người và cao hơn là phẩm giá của các anh các chị. Và nên nhớ, chính yếu tố vô hình đó mới giúp anh chị bán được sản phẩm của mình được giá nhiều hơn.
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long. |
Khi anh Bảo đặt câu hỏi tại sao nghệ sĩ “phải mang ơn khán giả, phải tri ơn khán giả” thì anh đã đồng thời hạ thấp đi yếu tố phẩm giá trong các tác phẩm của anh rồi. Và nếu như vậy, tự anh kéo giá trị của người nghệ sĩ đi xuống thay vì đi lên kiêu hãnh như anh lập luận.
Cuối cùng,có rất nhiều nghệ sĩ chân chính họ nói rằng sẵn sàng chết trên sân khấu. Với họ, sân khấu chính là thánh đường và họ cần khán giả. Vì sao vậy? Vì người nghệ sĩ muốn thăng hoa phải giữ lửa với nghề, phải có đam mê với nghề. Mà để nuôi dưỡng đam mê nhất định phải cần khán giả.
Anh có thể làm phim đóng cửa coi một mình. Anh có thể tự múa tự hát tự nghe. Anh có thể tự quay phim tự cười tự khóc. Anh không cần bán và cũng chẳng cần ai mua. Tóm lại, anh đủ giàu có để không cần khán giả.
Nhưng anh ơi, khán giả đâu chỉ nuôi sống anh bằng câu chuyện cơm áo gạo tiền? Họ còn nuôi chất nghệ sĩ trong anh đấy chứ. Như vậy, cúi đầu thấp xuống để tri ân khán giả, nói rằng khán giả nuôi mình thực ra chỉ là một câu nói khiêm cung. Những nghệ sĩ chân chính và gạo cội họ đều khiêm cung như vậy. Và có ai mất giá trị đi đâu?
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long
Với câu chuyện quan điểm "khán giả nuôi sống nghệ sĩ", nhiều người trong nghề đã bày tỏ quan điểm dựa trên cảm nhận và góc nhìn cá nhân.