Nghiệp trời gieo
Sinh ra và lớn lên bên cạnh bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh,ệptrờigieovàlòngthiệncủangườiđànbàchămsóctửthiởHàTĩsoi kèo tokyo bà Lê Thị Hương (SN 1959) sớm chứng kiến nhiều gia đình lâm vào cảnh sinh ly tử biệt. Điều đó đã dần vận vào cuộc đời bà để rồi mấy chục năm qua, người phụ nữ này gắn bó với công việc tắm rửa, “làm đẹp” cho người xấu số.
Với bà, việc tắm rửa, “làm đẹp” cho người đã khuất như một cái nghiệp "trời gieo". Bà không còn nhớ mình đã bắt đầu công việc từ khi nào, đã tắm rửa cho bao nhiêu người đã khuất.
Bà Hương kể, do nhà ở cạnh bệnh viện nên tuổi thơ của bà và bạn bè cùng trang lứa gắn bó với các trò chơi trong khuôn viên này.
Một lần, bà Hương đang cùng mẹ bán cơm thì được nhờ đưa cơm vào hương khói cho một nạn nhân tại nhà xác. Sau đó, do không xác định được nhân thân của người xấu số, bà đã đứng ra tắm rửa, thay quần áo cho họ.
Từ đó, hễ có nạn nhân bị tai nạn giao thông hay phát hiện một thi thể nào đó, bà Hương là người đầu tiên được nhớ đến.
Nói về công việc đặc biệt này, bà Hương cho biết, nhiều thi thể khi phát hiện đã không còn nguyên vẹn, có thi thể đã phân huỷ nặng, bốc mùi nồng nặc, bà phải dùng hoá chất để xử lý. Sau khi cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi, bà dùng hàng chục lít rượu để tắm rửa sạch sẽ cho người xấu số rồi cùng chính quyền địa phương tiến hành mai táng.
Mỗi lần như thế, người phụ nữ này lại cầm mấy chân hương lên chùa gửi lại để hương hồn người đã khuất được nương tựa và an hưởng cây hương ngọn khói ở nhà chùa.
Có lần đang trên xe khách vào Đà Nẵng, thấy vụ tai nạn thương tâm bên đường, bà phát tâm xuống giúp. Biết nhà xe không thể chờ nên bà Hương xin xuống hẳn, hỗ trợ cơ quan chức năng xử lý. Lúc làm xong thì trời cũng vừa sáng, bà lại bắt xe tiếp tục hành trình.
Trường hợp khiến bà Hương ám ảnh là một nữ cán bộ trẻ đến Hà Tĩnh công tác, bị sát hại rồi ném xuống sông. Bà phải cùng mọi người gạt bèo, chèo thuyền ra kéo thi thể vào bờ. Sau khi pháp y khám nghiệm xong, bà đã tắm rửa, trang điểm cẩn thận cho tử thi rồi tiến hành khâm liệm.
Tâm phải thiện
Theo bà Hương, muốn làm công việc này, cái tâm phải thiện. Bà xác định đây là cái nghiệp của mình nên khi không đặt nặng vấn đề tiền bạc, ai trả cho bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu.
Bà Hương kể, có vụ tai nạn khiến tài xế tử vong và mắc kẹt trong cabin, phải cạy cửa mới đưa ra được. Khi tiếp cận, bà phát hiện trong người nạn nhân có 68 triệu đồng. Bà đã bàn giao toàn bộ lại cho gia đình tài xế.
“Nhiều lần đi cất mồ mả, gặp nhẫn vàng, vòng tai, dây chuyền, tôi đã gọi người nhà đến nhận, của ai trả lại cho họ, tuyệt nhiên không đụng đến”, bà Hương nói.
Ngoài “làm việc âm phủ”, bà Hương còn giúp đỡ nhiều cô gái chưa chồng, trót dại mang thai. Khi được 5 - 6 tháng thai kỳ, sợ ảnh hưởng gia đình họ gọi điện cầu cứu, bà Hương lại thuê nhà trọ cho ở, chăm sóc cơm nước hàng ngày, động viên không được phá thai.
“Trước đây, một mình tôi tắm rửa cho tử thi dễ dàng, to mấy cũng làm được. Giờ tuổi đã cao, sức khoẻ yếu dần, một mình không làm được mà phải cần sự hỗ trợ. Hiện tại, gia đình tôi có 4 người theo nghề, mỗi tháng xử lý khoảng 40 vụ việc”, bà Hương chia sẻ.