Trong hai ngày 23 và 24/5,ệtNamtìmhướngtriểnkhaidịchvụtiềnđiệntửtrênthuêbaodiđộđội hình borussia mönchengladbach gặp vfb stuttgart Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ chủ trì tổ chức Hội thảo về tiền di động (mobile money) với chủ đề: “Tiền điện tử trên thuê bao di động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện”. Đây là một trong những buổi hội thảo đầu tiên, giúp cung cấp những kiến thức cơ bản về tiền di động tại Việt Nam.
Hội thảo tiền di động sẽ có sự tham dự của các chuyên gia quốc tế tới từ Hiệp hội Các nhà khai thác di động (GSMA) cùng các nhà cung cấp dịch vụ GTGT trên di động như Comviva, NTT DoCoMo và Wave Money. Từ đó, hội thảo giúp mang tới cái nhìn toàn diện về tiền di động - dịch vụ đã và đang được triển khai rộng rãi trên thế giới
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đại diện Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội cũng sẽ trình bày quy định pháp lý về hệ thống thanh toán điện tử cũng như khả năng triển khai dịch vụ tiền di động tại Việt Nam.
Nếu dịch vụ tiền di động được triển khai tại Việt Nam, người dân sẽ có thể chuyển tiền, thanh toán cũng như nhận tiền thông qua tài khoản của điện thoại di động. |
Các chủ đề chính của hội thảo sẽ bao gồm: (1) Tổng quan về tiền di động; (2) Thách thức, quản trị rủi ro và các vấn đề pháp lý đối với tiền di động; (3) Trung gian thanh toán và các vấn đề về tiền di động ở Việt Nam; (4) Triển khai tiền di động tại một số nước, kinh nghiệm từ các nhà quản lý và doanh nghiệp quốc tế và (5) Giải pháp của doanh nghiệp trong cuộc cách mạng thanh toán số tại Việt Nam.
Trên thế giới, hiện đã có 92 quốc gia đang triển khai dịch vụ tiền di động với gần 700 triệu tài khoản được đăng ký. Lượng giao dịch trung bình của dịch vụ tiền di động là khoảng 1 tỷ USD mỗi ngày.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, với các quốc gia chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh, dịch vụ tiền di động thường được triển khai bằng cách tiếp cận “thử và học hỏi”.
Ví dụ điển hình cho việc thực hiện chính sách này là Kenya và Philippines. Đây là 2 quốc gia vừa cho triển khai dịch vụ, lại vừa hoàn thiện khung pháp lý cho dịch vụ tiền di động. Thực tế cho thấy, cũng có những quốc gia cho phép cung cấp dịch vụ tiền di động trên cơ sở hệ thống quy định pháp luật hiện có.
Theo Bộ TT&TT, dù đi theo cách tiếp cận nào, các nước trên thế giới đều hướng tới một mục tiêu chung là hoàn thiện hệ thống tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và khoảng cách về giới trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính chính thống. Cùng với đó, Nhà nước vẫn bảo đảm các quy định về an toàn, bảo mật, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố song song với bảo vệ người dùng.
Hội thảo sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về tiền di động, kinh nghiệm triển khai và bài học rút ra từ việc cung cấp dịch vụ tiền di động của một số nước trên thế giới. Đây cũng sẽ là nơi giúp đưa ra các khuyến nghị để Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện và hỗ trợ quá trình chuyển đổi số.
Một dịch vụ được gọi là tiền di động nếu nó đáp ứng được các tiêu chí sau: