-
Với bài viết có tựa đề "tìm lời giải cho thực quyền của giáo sư Việt Nam trong bối cảnh hội nhập",địnhmớivềgiáosưđãkhoahọcchưket qua c2 PGS Ngô Tử Thành phân tích một số nội dung mà ông cho rằng bất cập với hy vọng các GS, PGS tương lai nhanh chóng được hưởng quyển lợi từ đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ (Đề án 30).Để rộng đường dư luận, VietNamNet đăng tải ý kiến này và mong nhận được chia sẻ quan điểm của độc giả, bằng cách gửi email về:
[email protected]. Xin trân trọng cảm ơn.
Giáo sư ở Việt Nam có thực quyền không?XEM PHẦN 1: Giáo sư Việt Nam: Nhìn người mà ngẫm đến taTại các Điều từ 11-17 Chương III quyết định 174 quy định: Thủ tục“công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS/PGS” và thủ tục “Bổ nhiệm chức danh GS/PGS” là 2 thủ tục độc lập, trong vòng 2 năm kể từ khi có quyết định công nhận mà không được bổ nhiệm thì cá nhân lại phải thực hiện bước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS/PGS như một quy trình mới.
Việc quy định như vậy là thiếu cơ sở khoa học và thiếu tính pháp lý vì:
Quy trình xét duyệt chức danh từ năm 2009 chặt chẽ chẽ hơn, khó khăn hơn và yêu cầu chất lượng cao hơn rất nhiều so với các năm trước đây, nhưng giấy chức nhận chức danh GS/PGS năm 2009 chỉ có giá trị trong 2 năm, trong khi đó, các GS/PGS trước 2008 lại có giá trị suốt đời.
Nếu cho rằng, sau khi ứng viên được công nhận chức danh GS/PGS, Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo mới xét bổ nhiệm GS/PGS nhằm mục đích gắn GS/PGS với công việc giảng dạy tại cơ sở đào tạo là hoàn toàn không đúng.
Bởi vì trong quy trình công nhận chức danh GS/PGS, khi xét hồ sơ, các cơ quan chủ quản ứng viên và hội đồng chức danh GS cơ sở phải có nhiệm vụ rà soát rất kỹ hồ sơ.
Những ứng viên nào có nhiều công trình khoa học cấp Quốc tế, Quốc gia, có đủ các tiêu chí trở thành GS/PGS, thậm chí đã là GS của các trường đại học danh tiếng trên thế giới, nhưng không có cơ sở giáo dục đại học nào trong nước có nhu cầu bổ nhiệm chuyên ngành của ứng viên đó thì sẽ bị loại ngay từ khâu thẩm định hồ sơ và không được đề nghị đưa hồ sơ lên Hội đồng cấp trên xét.
Việc xét bổ nhiệm GS/PGS phải được xem là trách nhiệm của Hội đồng chức danh GS cơ sở, của cơ quan chủ quản ứng viên, của trường đại học nơi sử dụng GS/PGS chứ không phải là trách nhiệm của Bộ trưởng.
Quy trình bổ nhiệm sau khi xét công nhận theo quyết định 174 vừa thừa vừa thiếu tính khoa học lại sinh ra nhiều thủ tục hành chính rờm rà đến vô lý. Được công nhận chức danh nhưng không được bổ nhiệm GS/PGS là việc làm phủ định công nhận. GS/PGS không được bổ nhiệm thì đề án đào tạo 20.000 Tiến sĩ để làm gì ?
Để đơn giản, hồ sơ ứng viên chỉ được xét khi có một cơ sở giáo dục đại học nào đó xác nhận sẽ bổ nhiệm nếu đạt tiêu chuẩn chức danh GS/PGS.
Hội đồng chức danh GS NN và Bộ giáo dục & đào tạo nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy cơ sở giáo dục đại học đó có quá nhiều GS/PGS thì có thể không xét ứng viên đó nữa. Tránh tình trạng xét đủ tiêu chuẩn GS/PGS rồi, ứng viên lại phải “chạy” bổ nhiệm, gây phản cảm trong xã hội.
XEM TIẾP:
PHẦN3: GS Việt Nam có chức nhưng không có thực quyền
PHẦN4: GS Việt Nam: Hệ thống nào phù hợp?
- PGS Ngô Tử Thành (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)
Tác Giả:Thể thao