Hôm 10/12,ậtBảnchitriệuUSDmuacổphầkeonhacai.de Nikkei Asia đưa tin Mizuho Bank dự định đầu tư tối đa 20 tỷ yen (170 triệu USD) để mua 7,5% cổ phần trong M-Service trước cuối năm nay. Mục tiêu của ngân hàng là tận dụng lĩnh vực bán lẻ của M-Service. Mizuho đi sau các công ty cùng ngành về đầu tư nước ngoài song từ này sẽ chủ động tham gia các lĩnh vực đang tăng trưởng tại châu Á.
Đầu năm nay, M-Service cho biết đã nhận được đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài trong vòng gọi vốn Series D do công ty cổ phần tư nhân Warburg Pincus dẫn đầu. Ngoài ra, còn có các nhà đầu tư khác như Goodwater Capital, Affirma Capital Singapore, Kora Management, Macquaries Capital, Tybourne Capital Management. Tuy nhiên, M-Service từ chối tiết lộ số tiền huy động được. Tuy nhiên, theo Bloomberg, M-Service được “rót” hơn 100 triệu USD.
Trong hai vòng gọi vốn Serie A và B, M-Service chia sẻ đã gọi được 33,7 triệu USD từ Goldman Sachs và Standard Chartered Private Equity. CEO Nguyễn Mạnh Tường tiết lộ, ngay cả trong thời kỳ Covid-19, doanh thu M-Service tăng 2,5% năm 2020 so với năm 2019, xử lý 14 tỷ USD giao dịch.
M-Service sở hữu ứng dụng thanh toán MoMo đang được 20 triệu người Việt Nam sử dụng. Ra đời năm 2007 tại TP. Hồ Chí Minh, công ty muốn biến MoMo thành siêu ứng dụng, cho phép người dùng truy cập nhiều dịch vụ, dựa vào lợi thế hơn 50% thị phần. Ban đầu, MoMo chỉ là ứng dụng cho phép mọi người chuyển tiền và nạp tiền điện thoại, thẻ game. Năm 2014, họ mở ví điện tử và ngày nay cung cấp vô số dịch vụ khác nhau, bao gồm thanh toán bảo hiểm, tiếp thị kỹ thuật số, quyên góp…
Sau vòng gọi vốn Series D, ông Tường từng nói sẽ dùng số tiền này để nâng cấp ứng dụng với công nghệ sinh trắc học và phục vụ các thương vụ M&A chiến lược.
Du Lam (Theo Nikkei, Bloomberg)
Lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều kẻ gian mạo danh ví điện tử để lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản của người dùng.