Ngày 26/8 tại TP.HCM,ànhhungbácsĩsẽxemlàchốngngườithihànhcôngvụthứ hạng của werder bremen Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) lần 4. Một trong những điểm mới được đưa vào dự án luật Khám chữa bệnh liên quan đến xử lý nghiêm hành vi hành hung bác sĩ.
Theo đó, điều 104 của dự án luật Khám chữa bệnh sửa đổi quy định về bảo đảm an ninh trật tự cho cơ sở và an toàn cho người hành nghề, người làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh.
Quy định này cho phép lực lượng bảo vệ của cơ sở khám chữa bệnh được phép sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật; được đào tạo về kỹ năng nhận diện các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và biện pháp xử lý tình huống; được lực lượng cảnh sát nhân dân hỗ trợ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Cơ sở khám chữa bệnh được áp dụng biện pháp ngăn chặn khẩn cấp: Tịch thu phương tiện, công cụ, vật dụng được sử dụng để gây mất an ninh trật tự hoặc có nguy cơ gây mất an ninh trật tự tại cơ sở.
Tạm giữ người có hành vi gây mất an ninh trật tự hoặc có nguy cơ gây mất an ninh trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải thông báo cho cơ quan công an trên địa bàn.
Ngoài ra, dự án luật này còn quy định: Người có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh, bị coi là người có hành vi chống người thi hành công vụ.
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật, còn phải xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc tại nơi người đó cư trú, làm việc, hoặc tại cơ sở khám chữa bệnh xảy ra hành vi trên.
Trước đó, tại TP.HCM, chỉ trong chưa đầy 1 tháng đã xảy ra 2 vụ tấn công bác sĩ tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Đáng chú ý là trường hợp bác sĩ Phạm Hoàng Thiên bị cha của một bệnh nhi chửi mắng, dọa giết và bóp cổ. Cơ quan công an đã tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết quả xử lý. Sau đó ít ngày, một bác sĩ khác bị người nhà bệnh nhân dùng vật sắc nhọn tấn công.
Thời điểm trên, bác sĩ Phạm Thanh Việt, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, việc xử lý sẽ nghiêm minh hơn khi hành vi tấn công nhân viên y tế được xem như chống người thi hành công vụ.
“Khi y bác sĩ chăm sóc người bệnh là trạng thái hoàn toàn thụ động, không có sự chuẩn bị. Công việc của nhân viên y tế cũng là việc chung, việc công, điều trị cho bệnh nhân. Theo tôi, không có gì bất hợp lý khi xem như họ đang thi hành công vụ”, ông lý giải.
Trong buổi góp ý dự án Luật khám chữa bệnh sáng nay, một số đại biểu cho rằng đội ngũ y bác sĩ cần có một nghiệp đoàn bảo vệ người hành nghề y như nhiều nước trên thế giới.
Nghiệp đoàn y tế là những người có trình độ chuyên sâu, bao gồm cả luật sư. Chức năng của nghiệp đoàn là khi có sai sót y khoa xảy ra sẽ làm việc với hội đồng chuyên môn để đi đến kết luận y bác sĩ có sai phạm hay không.
Các đại biểu cho rằng, hiện nay, việc bảo vệ đội ngũ y bác sĩ giao cho Bộ Y tế nhưng đơn vị này chưa thực sự bảo vệ được người hành nghề y. Điển hình như vụ án của bác sĩ Hoàng Công Lương. Do đó, luật sửa đổi cần bổ sung thêm mục thành lập nghiệp đoàn ngành y tế.
Bác sĩ bị dọa giết: Người tấn công chỉ nhận đã đặt tay lên cổ tôiChiều 4/8, bác sĩ Phạm Hoàng Thiên, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM, bày tỏ tâm tư sau gần 10 ngày bị tấn công.