Người Trung Quốc thích smartphone,àsảnxuấtsmartphonetạiTrungQuốcđãchếttrongnălịch thi đấu bóng đá giải hạng nhất anh điều đó luôn là đúng. Nhưng khi tỉ lệ xâm nhập của smartphone đạt tới mức bão hòa, và thị trường hạ nhiệt, chúng ta sẽ biết được ai mới là kẻ thắng, Huawei, Oppo, Vivo, Xiaomi hay bất cứ hãng nào. Khi một số công ty giành được càng nhiều thị phần thì số lượng công ty chết cũng tăng lên tương đương. Trên thực tế, theo Peng Zheng, kỹ sư cấp cao của Viện nghiên cứu Học viện Truyền thông Trung Quốc, hơn 30% các thương hiệu smartphone Trung Quốc đã biến mất khỏi thị trường kể từ năm 2014 đến cuối năm 2015. Ông Peng cho hay, có 445 nhà sản xuất smartphone đang hoạt động trong năm 2014, Nhưng đến cuối năm 2015, con số này giảm xuống còn 209, điều đó có nghĩa là 136 nhà sản xuất smartphone tại Trung Quốc đã chết chỉ trong vòng gần 2 năm.
Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong năm 2016, và thậm chí những thương hiệu có tiếng tăm hơn, ví dụ như Dakele, từng được coi là nhà sản xuất iPhone nhái tốt nhất Trung Quốc, cũng đang chuẩn bị đóng cửa. Những nhà sản xuất iPhone yếu hơn tại Trung Quốc đang chết dần khi vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Vậy nguyên nhân nào dẫn tới điều này? Nói một cách đơn giản, đây chỉ là sự chọn lọc của tự nhiên. Giống như loài nai khi sinh sản quá nhiều so với khả năng của hệ sinh thái, những con nai yếu nhất sẽ chết vì bị đói, hoặc chết trong mùa đông khi thời tiết khắc nghiệt, cũng có thể chết vì bị con khác ăn thịt. Các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc yếu kém cũng có số phận tương tự. Họ chết vì bị cạnh tranh khốc liệt và thị trường cũng không đủ sức chứa để chừa cho mỗi công ty một "miếng bánh”. Thậm chí lúc này, trong vài tháng đầu năm 2016, các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc cũng liên tục đưa ra nhiều sản phẩm mới với tần suất 3 chiếc một ngày. Vào năm 2013, con số này còn gấp đôi như vậy, tức là cứ một ngày có tới 6 chiếc smartphone mới ra đời.
Nhiều công ty cũng có lực lượng quá mỏng và vốn ít nên chẳng đủ tiền để phát triển những sản phẩm phần cứng hoàn toàn mới cũng như hệ điều hành Android tùy biến cho mình. Dakele có thể là một ví dụ điển hình. Hãng này không chỉ tự sản xuất điện thoại mà còn cả hệ điều hành KeleUI. Một ví dụ khác có thể kể đến là Xiaomi. Xiaomi đầu tư cho cả phần cứng và phần mềm, nhưng may mắn hơn các hãng khác, sản phẩm phần cứng đầu tiên của công ty là một cú “hit”. Khi bạn tiến hành đầu tư kiểu như vậy nhưng sản phẩm bạn làm ra chẳng tạo nên tiếng vang trên thị trường, thì bạn “coi như xong”, và công ty sẽ không thể phục hồi lại được. Rất ít công ty còn sức để duy trì những chi phí nghiên cứu và phát triển tốn kém nhằm tạo ra những sản phẩm phần cứng cũng như phần mềm mới năm này qua năm khác mà không kiếm được doanh thu từ các sản phẩm đó.
Phần lớn các hãng điện thoại phải chia tay thị trường năm ngoái đều xuất phát từ nguyên nhân thất bại trong doanh số và buộc phải chuyển sang hướng đi khác. Xu hướng này sẽ tiếp diễn khi thị trường dần đạt đến mức bão hòa. Các thương hiệu thành công thì ngày càng được nhiều người biết đến, doanh số càng lớn. Còn các thương hiệu chưa thành công nếu không còn tiền rót vào đầu tư, không còn kiên nhẫn nữa thì chắc chắn sẽ rút khỏi cuộc chơi.